Trong thị trường đầy cạnh tranh như hiện nay, việc tăng độ nhận diện thương hiệu không chỉ là lựa chọn, mà là yếu tố sống còn để doanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững. Bài viết dưới đây CafeMom sẽ giúp bạn khám phá các chiến lược hiệu quả để nâng cao độ nhận diện thương hiệu.
1. Tổng quan về tăng độ nhận diện thương hiệu
Trong bối cảnh thị trường ngày càng cạnh tranh, nơi hàng loạt sản phẩm và dịch vụ liên tục được tung ra mỗi ngày, việc khiến khách hàng nhớ đến thương hiệu của bạn không còn là một lựa chọn – mà là điều bắt buộc. Tăng độ nhận diện thương hiệu (brand awareness) không chỉ giúp doanh nghiệp nổi bật giữa "biển quảng cáo", mà còn là bước đầu tiên để xây dựng lòng tin, thúc đẩy hành vi mua hàng và tạo nên lợi thế cạnh tranh bền vững.
1.1. Tăng độ nhận diện thương hiệu là gì?
Tăng độ nhận diện thương hiệu là quá trình giúp người tiêu dùng nhớ đến và nhận ra thương hiệu của bạn một cách dễ dàng hơn trong tâm trí họ. Hiểu đơn giản, khi ai đó nhìn thấy một logo, màu sắc, khẩu hiệu hoặc nghe đến một đặc điểm nào đó gắn liền với sản phẩm/dịch vụ, họ ngay lập tức liên tưởng đến thương hiệu – thì đó là dấu hiệu của việc thương hiệu đã có độ nhận diện tốt.

1.2. Các mức độ nhận diện thương hiệu
Mức độ nhận biết thương hiệu (Brand Awareness Level) là một trong những chỉ số quan trọng phản ánh vị thế của thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Theo nghiên cứu của ba tác giả Wasib bin Latif, Md. Aminul Islam và Idris Mdnoor, mức độ nhận biết thương hiệu được chia thành 4 cấp độ:

1 - Không nhận biết về thương hiệu
Đây là cấp độ thấp nhất. Ở giai đoạn này, khách hàng hoàn toàn không biết đến sự tồn tại của thương hiệu bạn. Họ chưa từng nghe tên, chưa nhìn thấy logo, và chưa có bất kỳ trải nghiệm nào với sản phẩm hay dịch vụ của bạn.
Mục tiêu quan trọng nhất lúc này là xây dựng nhận thức ban đầu thông qua các hoạt động marketing như:
- Chạy quảng cáo thương hiệu (brand ads)
- Tăng độ phủ truyền thông
- Tham gia sự kiện, tài trợ chương trình
- Hợp tác với KOL/KOC hoặc người ảnh hưởng
2 - Nhận diện thương hiệu
Ở cấp độ này, khách hàng đã bắt đầu có sự nhận diện khi gặp các yếu tố quen thuộc như tên thương hiệu, logo, màu sắc hay khẩu hiệu. Họ có thể chưa ghi nhớ sâu nhưng khi nhìn thấy hoặc nghe thấy, họ nhận ra đó là thương hiệu của bạn.
Đây là kết quả của quá trình lặp lại tiếp xúc thương hiệu thông qua:
- Các chiến dịch truyền thông đại chúng
- Sự hiện diện trên mạng xã hội
- Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu đồng nhất
- Nội dung trực quan và nhất quán trên đa nền tảng
3 - Tự nhắc lại thương hiệu
Ở cấp độ này, thương hiệu của bạn đã nằm trong danh sách những cái tên mà khách hàng có thể tự nhớ ra khi nghĩ đến một loại sản phẩm hoặc dịch vụ. Ví dụ: nghĩ đến đồ ăn nhanh – khách hàng nhớ đến McDonald’s hoặc KFC.
Để đạt được brand recall, doanh nghiệp cần:
- Tập trung vào trải nghiệm sản phẩm xuất sắc
- Tạo nội dung mang tính giáo dục, giải pháp
- Kể câu chuyện thương hiệu (brand storytelling)
- Khuyến khích khách hàng đánh giá và chia sẻ
4 - Xuất hiện ngay trong tâm trí
Đây là đỉnh cao của nhận biết thương hiệu. Khi khách hàng nghĩ đến một danh mục sản phẩm – thương hiệu của bạn là cái tên đầu tiên hiện lên trong tâm trí họ. Ví dụ: nghĩ đến tìm kiếm thông tin – nhiều người nghĩ ngay đến Google.
Để đạt được Top-of-Mind Awareness, thương hiệu cần:
- Có sự hiện diện liên tục và mạnh mẽ trên tất cả các kênh
- Tập trung vào chiến dịch dài hạn, lặp lại thông điệp xuyên suốt
- Đầu tư vào chất lượng sản phẩm – dịch vụ, tạo ấn tượng vượt mong đợi
- Tạo sự gắn kết cảm xúc sâu sắc với khách hàng
2. Tầm quan trọng của việc tăng độ nhận diện thương hiệu
Độ nhận diện thương hiệu đại diện cho một thương hiệu mạnh và đóng vai trò then chốt trong việc xây dựng lòng tin của khách hàng dành cho doanh nghiệp. Khi người tiêu dùng có thể dễ dàng nhận ra và ghi nhớ thương hiệu của bạn, họ sẽ có xu hướng ưu tiên lựa chọn sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn hơn so với đối thủ.
Vì vậy, ngày nay, việc nâng cao độ nhận diện thương hiệu là một mục tiêu chiến lược mà các doanh nghiệp cần chú trọng. Cụ thể:

- Tăng giá trị thương hiệu: Một thương hiệu mạnh đồng nghĩa với việc được nhận diện rộng rãi trên thị trường. Điều này không chỉ nâng cao uy tín mà còn tạo lợi thế trong việc thu hút các cơ hội hợp tác, mở rộng thị trường và gọi vốn đầu tư.
- Xây dựng lòng trung thành từ khách hàng: Độ nhận diện cao giúp khách hàng dễ dàng ghi nhớ và gắn bó với thương hiệu. Sự trung thành này không chỉ góp phần duy trì doanh thu ổn định mà còn tạo hiệu ứng lan tỏa, khi khách hàng sẵn sàng giới thiệu thương hiệu của bạn đến những người xung quanh.
- Tạo dấu ấn khác biệt so với đối thủ: Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, việc được khách hàng nhận diện rõ ràng sẽ giúp thương hiệu của bạn nổi bật và khẳng định vị thế riêng biệt trên thị trường.
- Tăng hiệu quả cho các chiến dịch marketing: Khi thương hiệu đã được biết đến rộng rãi, các chiến dịch truyền thông sẽ dễ dàng tiếp cận và thuyết phục khách hàng hơn. Điều này giúp tối ưu hóa chi phí quảng cáo, nâng cao tỷ lệ chuyển đổi và thúc đẩy tăng trưởng doanh số.
>> THAM KHẢO: 4 BƯỚC ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN GIÚP PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP BỀN VỮNG
3. Các yếu tố góp phần tạo nên độ nhận diện thương hiệu
Các yếu tố nhận diện thương hiệu chính là nền tảng để xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp, nhất quán và dễ ghi nhớ trong tâm trí khách hàng. Những yếu tố cốt lõi góp phần tăng độ nhận diện thương hiệu một cách hiệu quả.

3.1. Logo và biểu trưng thương hiệu
Logo là yếu tố hình ảnh đầu tiên và quan trọng nhất trong bộ nhận diện. Một logo độc đáo, dễ nhận biết và phù hợp với giá trị thương hiệu có thể tạo ấn tượng mạnh chỉ trong vài giây.
Ví dụ:
- Apple với biểu tượng quả táo cắn dở.
- Nike với dấu “Swoosh” đơn giản nhưng đầy năng lượng.
Logo không chỉ là biểu tượng mà còn là đại diện cho tinh thần và bản sắc thương hiệu. Một logo tốt sẽ giúp thương hiệu nổi bật và được ghi nhớ lâu dài.
3.2. Slogan và thông điệp thương hiệu
Slogan là câu nói ngắn gọn nhưng có khả năng truyền tải thông điệp, giá trị và cá tính thương hiệu một cách hiệu quả. Một slogan hay sẽ:
- Tạo kết nối cảm xúc với khách hàng.
- Khơi gợi hành động hoặc truyền cảm hứng.
- Giúp thương hiệu được ghi nhớ dễ dàng hơn.
Ví dụ tiêu biểu là “Just Do It” của Nike – một khẩu hiệu không chỉ mang tinh thần thể thao mà còn khuyến khích sự quyết đoán và hành động trong cuộc sống.
>> THAM KHẢO: 10 BƯỚC XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN HIỆU QUẢ, THÀNH CÔNG
3.3. Màu sắc và font chữ
Mỗi màu sắc đều mang một ý nghĩa riêng và ảnh hưởng đến cảm xúc người nhìn. Vì vậy, lựa chọn màu sắc phù hợp là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh nhận diện thương hiệu:
- Đỏ (Coca-Cola): năng lượng, đam mê, hứng khởi.
- Xanh dương (Facebook): tin cậy, chuyên nghiệp, bình tĩnh.
Bên cạnh đó, font chữ cũng góp phần thể hiện tính cách thương hiệu – từ nghiêm túc, sang trọng cho đến thân thiện, sáng tạo. Việc duy trì sự nhất quán trong màu sắc và kiểu chữ sẽ giúp tăng độ nhận diện thương hiệu rõ rệt.
3.4. Kết nối cảm xúc
Một thương hiệu có khả năng tạo ra cảm xúc tích cực trong lòng khách hàng sẽ dễ dàng chiếm được vị trí đặc biệt trong tâm trí họ. Điều này có thể đến từ:
- Câu chuyện thương hiệu (brand story) đầy cảm hứng.
- Trải nghiệm người dùng (UX) mượt mà và đáng nhớ.
- Chiến dịch marketing cảm xúc chạm đến trái tim người xem.
Khi khách hàng cảm thấy được đồng cảm, được truyền cảm hứng hoặc cảm thấy tự hào khi sử dụng sản phẩm của bạn – đó là lúc thương hiệu bạn thực sự được nhận diện mạnh mẽ.
4. 15 cách tăng độ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp
Theo Salsify, có 46& khách hàng sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho doanh nghiệp mạnh, có độ phủ sóng cao. Dưới đây là 10 cách hiệu quả giúp tăng độ nhận diện thương hiệu, phù hợp với doanh nghiệp:
4.1. Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu
Trong một thế giới mà khách hàng liên tục bị “bủa vây” bởi hàng trăm lựa chọn mỗi ngày, xây dựng bộ nhận diện thương hiệu chính là chiếc chìa khóa giúp doanh nghiệp tạo dấu ấn và chạm đến trái tim khách hàng. Một bộ nhận diện thương hiệu được đầu tư bài bản không chỉ giúp tăng độ nhận diện thương hiệu mà còn nâng cao uy tín, giá trị và sự khác biệt của doanh nghiệp trên thị trường.
Bộ nhận diện thương hiệu là "bộ mặt" đại diện cho doanh nghiệp – bao gồm cả yếu tố hữu hình và vô hình, giúp khách hàng dễ dàng nhận ra, ghi nhớ và gắn bó với thương hiệu.
- Yếu tố hữu hình: Logo, màu sắc, font chữ, slogan, bao bì sản phẩm, namecard, website…
- Yếu tố vô hình: Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, văn hóa doanh nghiệp, hành vi ứng xử của nhân viên…
Khi hai yếu tố này được kết hợp chặt chẽ và nhất quán, doanh nghiệp sẽ tạo ra một hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ, rõ nét và khó quên trong lòng khách hàng.
Để xây dựng bộ nhận diện thương hiệu hiệu quả, doanh nghiệp cần:

1 - Nghiên cứu thị trường và khách hàng mục tiêu
Trước khi bắt tay vào thiết kế, hãy tìm hiểu khách hàng mục tiêu là ai, họ quan tâm điều gì, có những giá trị nào. Thương hiệu của bạn cần thể hiện được điều mà khách hàng quan tâm, tin tưởng và sẵn sàng đồng hành.
>> THAM KHẢO: ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU NGÀNH MẸ VÀ BÉ ĐỂ TẠO LỢI THẾ CẠNH TRANH BỀN VỮNG
2 - Xác định tính cách và định vị thương hiệu
Hãy định hình thương hiệu như một con người: trẻ trung, chuyên nghiệp, đáng tin cậy hay sáng tạo?
Ví dụ: Nếu bạn hướng đến trẻ em, thương hiệu nên có tính cách tươi sáng, dễ thương, gần gũi – từ thiết kế hình ảnh đến cách truyền tải thông điệp.
3 - Thiết kế bộ nhận diện hữu hình chuyên nghiệp
Logo, màu sắc, font chữ, bộ nhận diện ấn phẩm… cần được thiết kế chỉn chu, chuyên nghiệp và đồng bộ trên mọi nền tảng (online & offline). Đầu tư vào thiết kế là đầu tư vào hình ảnh và niềm tin của khách hàng.
4 - Xây dựng yếu tố nhận diện thương hiệu vô hình
Đây là phần “hồn” của thương hiệu – bao gồm triết lý kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp và hành vi nhân viên. Những yếu tố này không thể nhìn thấy ngay lập tức nhưng lại gây ấn tượng sâu sắc qua cách doanh nghiệp vận hành và tương tác với khách hàng.
Đặc biệt, yếu tố này thường được định hình bởi người sáng lập hoặc ban lãnh đạo, sau đó lan tỏa thành văn hóa nội bộ.
5 - Đào tạo nội bộ và truyền thông thương hiệu
Đào tạo nhân viên để họ hiểu, tin tưởng và truyền tải đúng tinh thần thương hiệu trong từng hành vi, tương tác. Truyền thông ra bên ngoài qua các kênh marketing: mạng xã hội, website, sự kiện, email… để tạo ra hình ảnh thương hiệu nhất quán và ấn tượng.
4.2. Xây dựng và tối ưu website
Trong thời đại số, website không đơn thuần là “địa chỉ trực tuyến” của doanh nghiệp, mà còn là kênh giao tiếp, tương tác và thể hiện hình ảnh thương hiệu một cách mạnh mẽ nhất. Việc xây dựng và tối ưu website đúng cách không chỉ nâng cao trải nghiệm người dùng mà còn góp phần tăng độ nhận diện thương hiệu một cách hiệu quả và bền vững.
Trước khi bắt tay vào xây dựng website, doanh nghiệp cần nghiên cứu khách hàng mục tiêu:
- Họ là ai?
- Họ quan tâm điều gì?
- Hành vi tìm kiếm và mua sắm của họ ra sao?
Việc hiểu rõ khách hàng sẽ giúp bạn thiết kế nội dung, giao diện và tính năng phù hợp, từ đó tăng tính tương tác và chuyển đổi.
Website cần đồng bộ với bộ nhận diện thương hiệu về:
- Logo, màu sắc, font chữ
- Cách trình bày thông điệp
- Hình ảnh và giọng điệu thương hiệu

Sự nhất quán này giúp khách hàng nhận diện thương hiệu dễ dàng hơn, tạo cảm giác chuyên nghiệp và đáng tin cậy.
Một website thân thiện với người dùng không chỉ khiến khách hàng ở lại lâu hơn mà còn tăng khả năng quay lại và giới thiệu cho người khác. Hãy chú trọng:
- Giao diện trực quan, dễ điều hướng
- Tốc độ tải trang nhanh
- Thiết kế tương thích với mọi thiết bị (mobile-friendly)
- Giao diện rõ ràng, call-to-action nổi bật
4.3. Sử dụng quảng cáo trả phí (PPC)
PPC (Pay-per-click) là hình thức quảng cáo mà bạn chỉ trả tiền khi người dùng thực sự click vào quảng cáo của bạn. Các nền tảng phổ biến hiện nay cung cấp dịch vụ PPC bao gồm:
- Google Ads (quảng cáo tìm kiếm, GDN)
- Facebook Ads
- TikTok Ads
- YouTube Ads, LinkedIn Ads…
Với PPC, doanh nghiệp có thể tiếp cận tệp khách hàng mục tiêu theo độ tuổi, giới tính, vị trí địa lý, sở thích, hành vi… chỉ trong thời gian ngắn, từ đó gia tăng độ phủ thương hiệu một cách nhanh chóng.
Việc sử dụng quảng cáo trả phí giúp doanh nghiệp:
- Tăng độ phủ thương hiệu: Quảng cáo xuất hiện liên tục trước mắt khách hàng giúp thương hiệu dần được ghi nhớ.
- Giới thiệu sản phẩm/dịch vụ nhanh chóng: Dù là sản phẩm mới hay chương trình ưu đãi, PPC đều giúp lan toả thông điệp tức thì.
- Tăng lượng truy cập website, fanpage: Hướng traffic về các kênh chính thống giúp tăng cơ hội chuyển đổi và xây dựng tệp khách hàng tiềm năng.
Để sử dụng quảng cáo trả phí giúp tăng độ nhận diện thương hiệu, bạn cần để ý đến các yếu tố tiên quyết bắt buộc bạn cần lưu ý khi sử dụng quảng cáo trả phí để không lãng phí:
- Các từ khóa có liên quan trong quảng cáo
- CTA của quảng cáo cần rõ ràng
- Set thời gian chạy quảng cáo vào khung giờ phù hợp với công chúng mục tiêu
>> THAM KHẢO: CHIẾN LƯỢC KINH DOANH BỈM SỮA ONLINE HIỆU QUẢ TĂNG LỢI NHUẬN GẤP ĐÔI
4.4. Xây dựng các kênh mạng xã hội
Trong thời đại số hóa, việc xây dựng kênh mạng xã hội không chỉ giúp doanh nghiệp kết nối với khách hàng mà còn là công cụ quan trọng để tăng độ nhận diện thương hiệu một cách tự nhiên, liên tục và tiết kiệm chi phí. Dù marketing qua mạng xã hội không còn xa lạ, nhưng nếu triển khai đúng cách, nó vẫn là “mỏ vàng” giúp thương hiệu lan tỏa mạnh mẽ.

- Tiếp cận khách hàng nơi họ đang hiện diện: Mạng xã hội là nơi khách hàng dành nhiều thời gian mỗi ngày. Facebook, TikTok, Instagram, YouTube… đều là những nền tảng mà thương hiệu có thể khai thác hiệu quả.
- Tăng tương tác, kết nối cảm xúc: Khác với quảng cáo truyền thống, mạng xã hội cho phép thương hiệu trò chuyện trực tiếp với khách hàng, phản hồi nhanh chóng và xây dựng mối quan hệ dài lâu.
- Tối ưu chi phí marketing: Nếu được triển khai đúng cách, mạng xã hội giúp lan tỏa thông điệp thương hiệu nhanh chóng với mức ngân sách linh hoạt.
Để xây dựng kênh mạng xã hội mạnh mẽ và có tương tác cao, bạn cần đầu tư vào:
- Hình ảnh và video chất lượng cao: Nội dung có đầu tư về mặt thị giác luôn dễ thu hút hơn. Hãy sử dụng máy ảnh tốt, ánh sáng đẹp, và thiết kế bắt mắt.
- Đăng bài thường xuyên và đúng thời điểm: Duy trì tần suất đăng bài đều đặn (ít nhất 3–5 bài/tuần) để giữ sự hiện diện trong tâm trí người dùng. Hãy đăng vào các khung giờ “vàng” – khi khách hàng mục tiêu của bạn đang online.
- Sử dụng hashtag hợp lý: Hashtag giúp bài viết tiếp cận nhóm khách hàng rộng hơn ngoài lượng người theo dõi hiện có. Dùng xen kẽ giữa hashtag phổ biến và hashtag riêng của thương hiệu.
- Hợp tác với KOL/KOC: Chiến lược Influencer Marketing sẽ giúp thương hiệu tiếp cận nhanh chóng tới đúng nhóm khách hàng tiềm năng thông qua độ tin cậy của người ảnh hưởng.
- Chạy quảng cáo mạng xã hội: Tận dụng các chiến dịch quảng cáo để tăng follower, đưa nội dung viral tiếp cận rộng hơn, hoặc remarketing với khách hàng từng tương tác.
4.5. Sử dụng email marketing
Email Marketing vẫn luôn là một trong những công cụ hiệu quả nhất để tăng độ nhận diện thương hiệu và nuôi dưỡng mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Không bị phụ thuộc vào thuật toán nền tảng, email cho phép thương hiệu tiếp cận trực tiếp đến từng cá nhân, đúng lúc và đúng thông điệp.
Trước khi triển khai email marketing, hãy thu thập data khách hàng chất lượng từ website, mạng xã hội, blog hoặc sự kiện. Nội dung email nên được cá nhân hóa theo tên, sở thích để tạo cảm giác được quan tâm. Gửi vào buổi sáng hoặc đầu giờ chiều với tần suất 1–2 email/tuần là hợp lý. Tiêu đề cần ngắn gọn, hấp dẫn; nội dung dễ hiểu, có hình ảnh, CTA rõ ràng và đừng quên chèn logo, màu sắc thương hiệu, cùng liên kết về website.

4.6. Sử dụng Influencer Marketing
Influencer Marketing là xu hướng bùng nổ trong những năm gần đây, đặc biệt hiệu quả trong việc tăng độ nhận diện thương hiệu một cách nhanh chóng nhờ vào sức ảnh hưởng và độ tin cậy mà người nổi tiếng mang lại.
Tuy nhiên, không phải ngành nào, thương hiệu nào cũng cần dùng đến Influencer. Trước khi triển khai, bạn nên cân nhắc các yếu tố sau:
- Ngành hàng có phù hợp để dùng Influencer: Các ngành như: thời trang, làm đẹp, ẩm thực, giáo dục, lifestyle, công nghệ, du lịch thường phù hợp với Influencer. Các ngành B2B, công nghiệp nặng có thể không cần.
- Xác định Influencer trong ngành: Bạn cần tìm hiểu xem trong ngành của mình ai là người có sức ảnh hưởng thực sự? Họ hoạt động trên nền tảng nào? Có cùng tệp khách hàng mục tiêu với bạn không?
- Đánh giá độ uy tín và mức độ ảnh hưởng: Xem xét số lượng người theo dõi thực sự tương tác, không chỉ là con số ảo. Phong cách truyền tải có phù hợp với tinh thần thương hiệu không?
4.7. Tài trợ, bảo trợ cho các chương trình, workshop, cuộc thi
Một trong những cách tăng độ nhận diện thương hiệu hiệu quả, nhanh chóng và mang tính lan toả cao là tài trợ hoặc bảo trợ các chương trình, workshop, sự kiện hay cuộc thi. Đây là chiến lược marketing thương hiệu thông minh, giúp doanh nghiệp không chỉ xuất hiện mà còn khẳng định vị thế uy tín trong cộng đồng hoặc ngành nghề liên quan.
Khi thương hiệu gắn liền với một sự kiện mang tính cộng đồng, giáo dục hoặc chuyên môn, doanh nghiệp sẽ:
- Tăng độ phủ truyền thông và mức độ nhận diện thương hiệu thông qua các kênh quảng bá của chương trình.
- Xây dựng hình ảnh thương hiệu chuyên nghiệp, uy tín và có trách nhiệm xã hội.
- Tiếp cận trực tiếp tệp khách hàng mục tiêu, thông qua không gian tương tác và kết nối trong sự kiện.
- Tăng khả năng gắn kết thương hiệu thông qua trải nghiệm, hình ảnh, video, câu chuyện được kể lại sau sự kiện.
Tùy vào ngân sách và mục tiêu truyền thông, doanh nghiệp có thể lựa chọn 1 hoặc kết hợp nhiều hình thức tài trợ dưới đây:

- Tài trợ tài chính: Doanh nghiệp cung cấp một khoản tiền để hỗ trợ tổ chức sự kiện. Đổi lại, thương hiệu sẽ được quảng bá rộng rãi qua: backdrop, banner, MC giới thiệu…
- Tài trợ truyền thông: Điều này giúp sự kiện tiết kiệm chi phí, đồng thời thương hiệu được nhắc đến như đối tác đồng hành chuyên nghiệp và đáng tin cậy.
- Bảo trợ truyền thông: Doanh nghiệp không tài trợ tiền hay dịch vụ, mà đóng vai trò truyền thông hỗ trợ sự kiện trên các kênh owned media.
4.8. Tận dụng chiến lược marketing truyền miệng
Marketing truyền miệng (Word of Mouth) là chiến lược tận dụng sức mạnh từ lời giới thiệu và đánh giá tích cực của khách hàng để lan tỏa thương hiệu. Trong một thế giới bị bão hòa bởi quảng cáo, lời nói từ người thật – việc thật có độ tin cậy cao hơn và khả năng thuyết phục mạnh mẽ hơn bất kỳ kênh nào khác.
Để kích hoạt marketing truyền miệng, doanh nghiệp cần:
- Tập trung vào chất lượng sản phẩm và dịch vụ
- Khuyến khích khách hàng chia sẻ trải nghiệm
- Biến khách hàng thành người kể chuyện cho thương hiệu
4.9. Tạo content hữu ích với khách hàng
Trong thời đại “content is king”, việc tạo ra nội dung hữu ích, chất lượng và có giá trị thực sự sẽ giúp doanh nghiệp thu hút và giữ chân khách hàng một cách tự nhiên. Gia tăng độ phủ và mức độ nhận diện thương hiệu qua Google, mạng xã hội, email… Xây dựng niềm tin, vị thế chuyên gia trong ngành.
Doanh nghiệp nên phân loại nội dung theo hành trình mua hàng để tạo ra content phù hợp với từng giai đoạn:
1 - Content lạnh
- Mục tiêu: Giới thiệu tổng quan về thương hiệu, sản phẩm
- Nội dung: Giới thiệu doanh nghiệp, thông tin sản phẩm/dịch vụ, USP, tầm nhìn – sứ mệnh…
- Kênh triển khai: Website, blog, profile, landing page, brochure…
2 - Content ấm
- Mục tiêu: Giúp khách hàng hiểu rõ giá trị và giải pháp mà thương hiệu mang lại
- Nội dung: Bài viết hướng dẫn, case thực tế, mẹo vặt, video giải đáp thắc mắc…
- Kênh triển khai: Fanpage, YouTube, email marketing, bài PR…
3 - Content nóng
- Mục tiêu: Kích thích hành động, tạo niềm tin mạnh mẽ
- Nội dung: Review khách hàng, video unbox, testimonial, case study thành công, social proof…
- Kênh triển khai: TikTok, YouTube, trang bán hàng, ads remarketing
Dù bạn là một doanh nghiệp mới hay đã hoạt động lâu năm, việc tận dụng marketing truyền miệng và tạo content hữu ích chính là chìa khóa bền vững giúp thương hiệu phát triển mạnh mẽ, gia tăng độ nhận diện và tạo dựng lòng tin sâu sắc với khách hàng.
4.10. Tạo trải nghiệm khách hàng độc đáo
Một trong những cách mạnh mẽ và lâu dài nhất để tăng độ nhận diện thương hiệu chính là tạo ra trải nghiệm khách hàng độc đáo và đáng nhớ. Khi khách hàng trải nghiệm điều gì đó khác biệt, cá nhân hoá hoặc vượt xa mong đợi, họ không chỉ ghi nhớ thương hiệu mà còn có xu hướng chia sẻ câu chuyện ấy với người khác – góp phần lan tỏa thương hiệu thông qua truyền miệng.

Trải nghiệm khách hàng không chỉ là những gì xảy ra trong quá trình mua – bán, mà còn bao gồm cảm xúc họ cảm nhận được khi tương tác với thương hiệu qua bất kỳ điểm chạm nào: từ thiết kế sản phẩm, cách phục vụ, không gian trải nghiệm đến các yếu tố nhỏ như cách đóng gói hay lời nhắn cảm ơn.
Việc xây dựng trải nghiệm khách hàng mang tính cá nhân hóa theo sở thích, hành vi hoặc hoàn cảnh cụ thể không chỉ giúp khách hàng nhớ đến thương hiệu lâu hơn, mà còn thúc đẩy lòng trung thành – yếu tố quan trọng để xây dựng thương hiệu mạnh trong dài hạn.
4.11. Sử dụng các chiến lược ưu đãi, tặng quà
Một chiến lược đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả trong việc tăng độ nhận diện thương hiệu chính là sử dụng các chương trình ưu đãi, quà tặng và khuyến mãi có chiến lược. Khi khách hàng cảm thấy được trân trọng và nhận về giá trị vượt kỳ vọng, họ sẽ có cảm xúc tích cực với thương hiệu và dễ dàng ghi nhớ hơn.
Các chương trình quà tặng có thể được tích hợp khéo léo trong các dịp đặc biệt, ngày lễ hoặc theo hành vi tiêu dùng cụ thể. Ví dụ, tặng quà cho khách hàng trung thành, quà “cảm ơn” sau khi sử dụng dịch vụ, hay quà mini đi kèm đơn hàng không chỉ tạo bất ngờ mà còn tạo cảm giác thân thiện, gần gũi giữa thương hiệu và khách hàng.
4.12. Tổ chức cuộc thi trên các nền tảng mạng xã hội
Cuộc thi (contest) là một trong những cách hiệu quả để tạo sự chú ý và lan tỏa thương hiệu trên mạng xã hội. Với hình thức đơn giản như “chia sẻ bài viết – tag bạn bè – comment ý tưởng”, doanh nghiệp có thể:
- Tăng lượng tương tác tự nhiên (organic reach).
- Khuyến khích người dùng tạo nội dung liên quan đến thương hiệu (user-generated content).
- Mở rộng tệp người dùng tiếp cận một cách nhanh chóng với chi phí thấp.
Ngoài ra, các cuộc thi còn giúp thương hiệu thể hiện phong cách, giá trị cốt lõi và tạo sự kết nối cảm xúc với người tham gia.

4.13. Đăng tải lên Linkedin
LinkedIn là nền tảng mạng xã hội chuyên biệt cho giới chuyên môn và doanh nghiệp. Đây là nơi lý tưởng để xây dựng nhận diện thương hiệu dưới góc độ chuyên nghiệp, uy tín và có chiều sâu. Doanh nghiệp có thể:
- Chia sẻ bài học kinh doanh, hành trình thương hiệu.
- Giới thiệu văn hóa doanh nghiệp, hoạt động nội bộ.
- Cập nhật xu hướng ngành, bài viết phân tích chuyên sâu.
Nếu xây dựng chiến lược nội dung bài bản trên LinkedIn, thương hiệu không chỉ tăng độ nhận diện mà còn thu hút nhân tài, gây ấn tượng với đối tác và củng cố hình ảnh thương hiệu tuyển dụng (employer branding).
4.14. Sử dụng phương pháp Storytelling
Con người dễ kết nối với câu chuyện hơn là những thông điệp đơn điệu. Storytelling – kể chuyện thương hiệu – chính là cách truyền tải thông điệp thông qua những câu chuyện có cảm xúc, nhân vật và hành trình.
Một câu chuyện thương hiệu hay giúp:
- Tạo dấu ấn sâu sắc trong tâm trí khách hàng.
- Gợi cảm xúc tích cực và tăng mức độ yêu thích thương hiệu.
- Tăng khả năng chia sẻ lan tỏa (viral).
Storytelling có thể áp dụng qua nhiều định dạng như video, bài viết, infographic, series ngắn,… miễn sao câu chuyện ấy thật, gần gũi và chạm đến trái tim người nghe.
4.15. Podcasts
Podcast đang ngày càng trở thành kênh truyền thông mạnh mẽ giúp thương hiệu kết nối sâu hơn với khách hàng một cách tự nhiên và chân thực. Không giống những hình thức quảng cáo trực diện, podcast mang lại cảm giác gần gũi như một cuộc trò chuyện thân mật, nơi người nghe có thể đắm chìm trong nội dung ngay cả khi đang lái xe, nấu ăn hay tập thể dục.
Thông qua các tập phát sóng được đầu tư nội dung và giọng điệu phù hợp, doanh nghiệp có thể kể những câu chuyện thương hiệu, chia sẻ kiến thức chuyên môn, mời khách mời cùng thảo luận các chủ đề liên quan đến ngành nghề, hoặc đơn giản là truyền tải quan điểm sống và giá trị mà thương hiệu theo đuổi.
Với một chiến lược nội dung podcast chỉn chu, doanh nghiệp không chỉ tăng độ nhận diện thương hiệu một cách bền vững mà còn có cơ hội xây dựng cộng đồng người theo dõi trung thành – những "fan ruột" sẵn sàng chia sẻ và lan tỏa giá trị thương hiệu đi xa hơn.
Tăng độ nhận diện thương hiệu không phải là công việc “một sớm một chiều”, mà là cả một hành trình bền bỉ cần sự đầu tư về chiến lược, nội dung và trải nghiệm khách hàng. Hãy lựa chọn cho mình những chiến lược phù hợp để thương hiệu không chỉ được biết đến, mà còn được yêu thích và tin tưởng lâu dài.
Tăng độ nhận diện thương hiệu là gì?
Tăng độ nhận diện thương hiệu là quá trình giúp người tiêu dùng nhớ đến và nhận ra thương hiệu của bạn một cách dễ dàng hơn trong tâm trí họ. Hiểu đơn giản, khi ai đó nhìn thấy một logo, màu sắc, khẩu hiệu hoặc nghe đến một đặc điểm nào đó gắn liền với sản phẩm/dịch vụ, họ ngay lập tức liên tưởng đến thương hiệu – thì đó là dấu hiệu của việc thương hiệu đã có độ nhận diện tốt.