Kinh doanh bỉm sữa đang trở thành lựa chọn khởi nghiệp phổ biến, đặc biệt với các mẹ bỉm muốn tạo thêm thu nhập tại nhà. Bài viết này CafeMom sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn toàn diện và thực tế nhất để bắt đầu hành trình kinh doanh bỉm sữa một cách hiệu quả và bền vững.
1. Thực trạng thị trường kinh doanh bỉm sữa tại Việt Nam hiện nay
Theo báo cáo của Tổng cục Dân số Việt Nam năm 2023, tỷ suất sinh của Việt Nam đạt 1,96 con/phụ nữ. Điều này cho thấy nhu cầu về các sản phẩm chăm sóc trẻ nhỏ, đặc biệt là bỉm sữa, luôn ổn định và có xu hướng tăng trưởng trong tương lai. Chính vì thế, kinh doanh bỉm sữa không chỉ là một ngành hàng thiết yếu mà còn là một thị trường đầy tiềm năng.
Bên cạnh đó, bỉm sữa là một sản phẩm cần thiết trong việc chăm sóc trẻ em. Nhiều gia đình, bố mẹ sẵn sàng chi trả cho các loại bỉm sữa ở các mức giá khác nhau, miễn là sản phẩm của bạn có chất lượng tốt. Vì vậy, bạn sẽ dễ dàng có được nguồn doanh thu ổn định và bền vững.

Ngoài ra, thị trường bỉm sữa cũng vô cùng đa dạng và phong phú từ chất lượng, mẫu mã cho đến tính tiện lợi khi sử dụng… để đáp ứng tối đa các yêu cầu và trở thành lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng. Vì những lợi ích và tiềm năng phát triển của thị trường bỉm sữa, kinh doanh shop bỉm sữa là một lựa chọn đáng xem xét cho các nhà bán hàng.
- Tăng trưởng nhu cầu: Số lượng trẻ sơ sinh tăng đều mỗi năm khiến nhu cầu về bỉm, sữa luôn duy trì ở mức cao. Phụ huynh ngày càng chú trọng đến chất lượng sản phẩm cho con cái.
- Đa dạng sản phẩm: Ngoài bỉm và sữa, thị trường còn mở rộng với các sản phẩm bổ sung như khăn ướt, sữa tắm, đồ dùng cho bé, giúp kinh doanh dễ dàng mở rộng.
- Xu hướng mua sắm trực tuyến và offline: Người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng cả hai hình thức mua sắm, tạo cơ hội cho cửa hàng vật lý lẫn kinh doanh online phát triển mạnh.
- Yêu cầu về chất lượng và an toàn: Vì liên quan trực tiếp đến sức khỏe trẻ nhỏ – đối tượng tiêu dùng đặc biệt nhạy cảm, nên sản phẩm bỉm sữa phải đảm bảo nguồn gốc rõ ràng, chất lượng ổn định và an toàn tuyệt đối.
>> THAM KHẢO: BÍ QUYẾT KINH DOANH QUẦN ÁO TRẺ EM HIỆU QUẢ MANG LẠI LỢI NHUẬN KHỦNG
2. Những sai lầm của doanh nghiệp khi kinh doanh bỉm sữa
Kinh doanh bỉm sữa tưởng dễ nhưng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Đặc biệt trong lĩnh vực liên quan đến sản phẩm tiêu dùng thiết yếu cho trẻ nhỏ, nếu không xây dựng nền tảng vững chắc, doanh nghiệp sẽ rất khó tồn tại và phát triển bền vững.

- Thiếu kiến thức quản trị và vận hành: Không biết cách quản lý hàng tồn, theo dõi đơn hàng hay kiểm soát chi phí khiến hoạt động kinh doanh trở nên rối ren, dễ dẫn đến thất thoát.
- Không có chiến lược và mô hình kinh doanh: Nhiều người mở cửa hàng chỉ vì thấy người khác bán được, nhưng lại không xác định được ngách sản phẩm, cách tiếp cận khách hàng hay kế hoạch phát triển lâu dài.
- Đốt tiền quảng cáo nhưng không ra được đơn hàng: Chi phí quảng cáo cao nhưng tỷ lệ chuyển đổi không như kỳ vọng, dẫn đến lãng phí ngân sách.
- Chạy theo trend, không hiểu nhu cầu thật: Việc chỉ tập trung vào sản phẩm đang hot trên thị trường mà không hiểu nhu cầu thực tế của tệp khách hàng khiến sản phẩm dễ tồn kho, khó bán.
- Nhập hàng tràn lan, không kiểm tra kỹ chất lượng: Nhập hàng quá nhiều, thiếu chọn lọc, không kiểm tra kỹ nguồn gốc – xuất xứ có thể khiến bạn gặp rủi ro lớn, đặc biệt là mất lòng tin từ khách hàng.
- Doanh thu không bùng nổ, dậm chân tại chỗ: Do thiếu chiến lược marketing hiệu quả, nhiều cửa hàng không thể gia tăng doanh thu như mong muốn.
- Thiếu chiến lược marketing bài bản: Không có kế hoạch marketing rõ ràng và hệ thống để tiếp cận đúng đối tượng khách hàng mục tiêu.
- Không có độ nhận diện: Thiếu sự nổi bật giữa hàng ngàn đối thủ cạnh tranh, dẫn đến việc không thể tạo dựng thương hiệu mạnh.
- Thiếu cộng đồng hỗ trợ: Nhiều chủ doanh nghiệp mong muốn có một cộng đồng để cùng phát triển, học hỏi và hỗ trợ marketing chéo, nhưng chưa tìm thấy sự kết nối.
3. Kinh nghiệm kinh doanh bỉm sữa thành công
Việc mở cửa hàng bỉm sữa không đơn thuần chỉ là nhập hàng về và bán. Để cửa hàng vận hành hiệu quả, thu hút được khách hàng trung thành, người kinh doanh cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Dưới đây là một số kinh nghiệm thực tế giúp bạn tránh được những sai lầm phổ biến và tối ưu hoạt động kinh doanh.

3.1. Nghiên cứu và lựa chọn sản phẩm phù hợp
Trước khi nhập hàng, hãy dành thời gian nghiên cứu kỹ nhu cầu của nhóm khách hàng tại khu vực bạn dự định mở cửa hàng. Ví dụ: nếu khu vực có nhiều gia đình trẻ, bạn nên ưu tiên các sản phẩm bỉm, sữa công thức, đồ dùng sơ sinh. Nếu hướng đến các bà mẹ có thu nhập cao, hãy tập trung vào các sản phẩm hữu cơ, thương hiệu ngoại nhập, chất lượng cao. Việc lựa chọn đúng mặt hàng chủ lực sẽ giúp bạn tối ưu tồn kho và tăng khả năng quay lại mua hàng.
>> THAM KHẢO: KINH DOANH CHUỖI: TĂNG DOANH THU X5 VỚI CHIẾN LƯỢC MỞ RỘNG QUY MÔ
3.2. Lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp (online, offline, kết hợp)
Không nhất thiết phải mở cửa hàng lớn ngay từ đầu. Việc xác định mô hình kinh doanh phù hợp ngay từ đầu sẽ giúp bạn tối ưu nguồn vốn, tiếp cận đúng khách hàng mục tiêu và gia tăng doanh thu. Hiện nay, có 3 mô hình kinh doanh phổ biến:
- Kinh doanh online: Phù hợp với người có vốn ít, tận dụng các nền tảng như Shopee, Lazada, TikTok Shop hoặc Facebook để bán hàng mà không cần mặt bằng. Tuy nhiên, cần đầu tư vào quảng cáo và xây dựng thương hiệu cá nhân.
- Cửa hàng truyền thống (offline): Dành cho những ai muốn xây dựng thương hiệu lâu dài, tạo niềm tin với khách hàng tại địa phương. Cần chọn mặt bằng gần khu dân cư, bệnh viện, trường học để thu hút lượng khách ổn định.
- Kết hợp online & offline: Đây là mô hình hiệu quả nhất hiện nay, vừa tận dụng lượng khách tại cửa hàng, vừa mở rộng phạm vi bán hàng qua các kênh online.
3.3. Xác định sản phẩm kinh doanh
Kinh doanh bỉm sữa không có nghĩa là bạn phải bán tất cả mọi sản phẩm trong ngành này. Hãy xác định một hoặc một vài dòng sản phẩm chủ lực để tập trung phát triển.
- Nếu bạn có mặt bằng tốt, gần khu dân cư, có thể mở cửa hàng tập trung vào bỉm, sữa công thức và các sản phẩm đi kèm để phục vụ nhu cầu hàng ngày của các bà mẹ bỉm sữa.
- Nếu bạn kinh doanh online, có thể chọn các sản phẩm dễ vận chuyển, bảo quản lâu như sữa công thức, bỉm đóng gói lớn, hoặc các combo tiện lợi.
- Nếu hướng đến khách hàng trung lưu, cao cấp, bạn nên tập trung vào các dòng sản phẩm nhập khẩu, hữu cơ, có chứng nhận an toàn quốc tế.
Việc tập trung vào một phân khúc cụ thể giúp bạn dễ dàng xây dựng thương hiệu, định vị thị trường và tối ưu lợi nhuận hơn so với việc kinh doanh dàn trải quá nhiều mặt hàng.
3.4. Tìm nguồn hàng bỉm sữa chất lượng
Nguồn hàng không chỉ ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm, lợi nhuận mà còn tác động trực tiếp đến uy tín và khả năng cạnh tranh của bạn trên thị trường.
- Nhập hàng từ các công ty phân phối chính hãng: Nhập trực tiếp từ các thương hiệu bỉm sữa nổi tiếng hoặc nhà phân phối chính thức tại Việt Nam. Hàng hóa đảm bảo 100% chính hãng, không lo hàng giả, hàng nhái, thuận tiện cho việc kinh doanh lâu dài.
- Nhập hàng từ các nhà bán sỉ, đại lý cấp 1: Đây là các đơn vị nhập hàng số lượng lớn từ nhà sản xuất rồi phân phối lại cho các cửa hàng nhỏ hơn. Linh hoạt hơn về chủng loại hàng hóa, có thể nhập nhiều thương hiệu khác nhau.
- Nhập hàng từ chợ đầu mối bỉm sữa: Ở đây, bạn có thể tìm thấy nhiều loại bỉm, sữa của các thương hiệu khác nhau với giá cả cạnh tranh. Tuy nhiên, chất lượng hàng không đồng đều, không có hóa đơn chứng từ đầy đủ.
- Nhập hàng từ các nguồn xách tay, hàng nhập khẩu: Nếu muốn kinh doanh các sản phẩm cao cấp, bạn có thể nhập hàng xách tay hoặc nhập khẩu chính ngạch từ nước ngoài. Những sản phẩm này thường có giá cao hơn nhưng được nhiều mẹ bỉm sữa ưa chuộng nhờ chất lượng tốt và công thức dinh dưỡng tối ưu.
>> THAM KHẢO: 6 BƯỚC XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU SUẤT & LỢI NHUẬN
3.5. Dự trù nguồn vốn đầu tư mở cửa hàng kinh doanh
Một trong những yếu tố quan trọng khi bắt đầu mở cửa hàng bỉm sữa là xác định rõ mức vốn cần chuẩn bị. Tùy theo quy mô kinh doanh, số vốn có thể dao động từ vài chục triệu đến vài trăm triệu đồng. Khoản vốn cần dự trù nên bao gồm:

- Chi phí thuê mặt bằng: Cửa hàng cần có diện tích tối thiểu là 50m2 trở lên để đảm bảo việc bài trí cửa hàng. Nếu mở gần khu dân cư, gần chung cư, trường học, tiền thuê mặt bằng dao động từ 20-50 triệu đồng mỗi tháng. Nếu thuê tại các địa điểm nông thôn hoặc khu vực ít dân cư, tiền thuê chỉ khoảng 7-15 triệu mỗi tháng.
- Chi phí trang trí cửa hàng: Bảng hiệu, kệ trưng bày, ánh sáng, logo thương hiệu… Thông thường, để lắp đặt trang thiết bị cho cửa hàng bỉm sữa và hoạt động hiệu quả và ổn định, bạn cần có khoảng vốn từ 30-100 triệu đồng để mua sắm các trang thiết bị cơ bản.
- Chi phí nhập hàng: Khi kinh doanh bỉm sữa, bạn có thể nhập hàng từ nhà phân phối hoặc đại lý trung gian. Nếu nhập trực tiếp từ nhà phân phối, bạn cần cam kết số lượng theo từng đợt và nhận chiết khấu vào cuối tháng. Ngược lại, nhập qua đại lý trung gian giúp linh hoạt hơn vì chiết khấu được tính trực tiếp trên đơn hàng, giúp xoay vòng vốn dễ dàng. Tổng vốn nhập hàng thường dao động từ 200 - 500 triệu đồng, tùy vào quy mô kinh doanh và tiềm năng thị trường.
- Chi phí sử dụng các phần mềm quản lý bán hàng: Để tối ưu hoạt động bán hàng và đo lường kết quả kinh doanh, bạn nên đầu tư sử dụng các phần mềm quản lý bán hàng.
3.6. Xây dựng chiến lược marketing hiệu quả
Marketing là yếu tố sống còn giúp cửa hàng bỉm sữa được nhiều người biết đến và tạo dựng niềm tin với khách hàng. Không giống như các ngành hàng khác, khách hàng trong lĩnh vực mẹ và bé thường rất cẩn trọng trong việc lựa chọn sản phẩm. Họ có xu hướng mua theo sự giới thiệu từ người quen, người có chuyên môn hoặc cộng đồng nuôi con. Chính vì vậy, chiến lược marketing hiệu quả không chỉ đơn thuần là chạy quảng cáo, mà cần xây dựng được sự uy tín và kết nối cảm xúc.
3.7. Có chính sách chăm sóc khách hàng
Trong ngành bỉm sữa, trải nghiệm mua hàng và sự tin tưởng đóng vai trò then chốt. Vì vậy, bạn cần có chính sách chăm sóc khách hàng rõ ràng như: thẻ thành viên, ưu đãi sinh nhật bé, combo tiết kiệm, chương trình tích điểm đổi quà… Đồng thời, hãy duy trì liên lạc với khách hàng sau bán – qua tin nhắn, Zalo hoặc group riêng – để nhắc lịch mua lại sản phẩm, chia sẻ kiến thức chăm con và xây dựng mối quan hệ thân thiết. Đây chính là cách để giữ chân khách hàng dài lâu và phát triển kinh doanh bền vững.
3.8. Có những giải pháp quản lý bán hàng và hàng tồn hiệu quả
Khi kinh doanh bỉm sữa, đặc biệt với nhiều dòng sản phẩm khác nhau và hạn sử dụng rõ ràng, việc quản lý tồn kho và vận hành bán hàng một cách khoa học là cực kỳ quan trọng. Nếu không kiểm soát tốt, bạn sẽ dễ gặp tình trạng tồn hàng lâu, hết hạn, thất thoát hoặc nhập hàng trùng lặp gây lãng phí vốn. Dưới đây là một số kinh nghiệm giúp tối ưu việc quản lý:

- Kiểm soát chính xác lượng hàng hóa trong kho: Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng để theo dõi chính xác số lượng sản phẩm nhập – bán – tồn theo thời gian thực.
- Quản lý nhập hàng và nhà cung cấp: Ghi chú rõ ràng từng lô hàng nhập từ nhà cung cấp nào, giá nhập bao nhiêu, ưu đãi ra sao.
- Kiểm kho dễ dàng: Thiết lập lịch kiểm kho hàng tuần hoặc hàng tháng để đảm bảo số liệu chính xác giữa hệ thống và thực tế.
- Đưa ra quyết định nhập hàng, xả hàng đúng thời điểm: Dựa trên dữ liệu bán hàng, bạn sẽ biết thời điểm nào nên tăng tồn kho cho các mặt hàng bán chạy, thời điểm nào nên xả hàng tồn bằng cách tạo combo khuyến mãi hoặc giảm giá.
4. Những câu hỏi thường gặp khi mở cửa hàng kinh doanh bỉm sữa
Khi bắt đầu tìm hiểu và chuẩn bị mở cửa hàng kinh doanh bỉm sữa, rất nhiều người – đặc biệt là các mẹ bỉm muốn khởi nghiệp – thường có chung một số câu hỏi quan trọng.
1 - Doanh nghiệp nên chọn sản phẩm nào để kinh doanh bỉm sữa?
Việc lựa chọn sản phẩm phù hợp ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và khả năng cạnh tranh của cửa hàng. Chủ cửa hàng nên ưu tiên các thương hiệu uy tín, có nguồn gốc rõ ràng, được nhiều phụ huynh tin dùng bao gồm các loại bỉm (bỉm vải, bỉm quần, bỉm dán) và sữa (sữa công thức, sữa tươi, sữa đặc trị). Bên cạnh đó, cần đa dạng phân khúc từ bình dân đến cao cấp để đáp ứng nhu cầu của nhiều nhóm khách hàng khác nhau.

2 - Liệu có nên kinh doanh bỉm sữa tại khu vực nông thôn không?
Khu vực nông thôn vẫn có nhu cầu lớn về bỉm sữa, đặc biệt với các sản phẩm có giá cả hợp lý và chất lượng đảm bảo. Tuy nhiên, thói quen tiêu dùng tại đây có sự khác biệt so với thành phố. Khi kinh doanh tại đây, cần lựa chọn sản phẩm phù hợp với khả năng chi trả của khách hàng, ưu tiên các dòng bỉm sữa có giá hợp lý, chất lượng ổn định. Nếu biết cách khai thác thị trường và đáp ứng đúng nhu cầu, kinh doanh bỉm sữa tại nông thôn vẫn có tiềm năng phát triển bền vững.
Kinh doanh bỉm sữa không chỉ là một lựa chọn tiềm năng mà còn là lĩnh vực mang lại giá trị thiết thực cho cộng đồng, đặc biệt là các bậc phụ huynh đang chăm sóc con nhỏ. Đừng ngần ngại bắt đầu từ quy mô nhỏ để học hỏi, tích lũy kinh nghiệm và mở rộng dần theo cách bền vững. Chúc bạn sớm thành công trên hành trình khởi nghiệp với mô hình kinh doanh bỉm sữa!