Bạn yêu thích làm đồ thủ công và đang ấp ủ ý tưởng kinh doanh từ chính đôi tay khéo léo của mình? Kinh doanh đồ handmade không chỉ là cơ hội kiếm thêm thu nhập mà còn có thể phát triển thành một thương hiệu cá nhân đầy cảm hứng. Trong bài viết này, CafeMom sẽ hướng dẫn các bước cụ thể khi bắt đầu kinh doanh đồ handmade.
1. Có nên kinh doanh đồ handmade
Đồ handmade là các sản phẩm được làm thủ công bằng tay, sử dụng nhiều loại vật liệu khác nhau và đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo trong từng công đoạn. Không giống sản phẩm công nghiệp, mỗi món đồ handmade đều có nét riêng, không giống hoàn toàn sản phẩm nào khác dù cùng loại và cùng người làm.

Nếu bạn đang tìm kiếm một mô hình kinh doanh nhỏ nhưng tiềm năng lớn, thì kinh doanh đồ handmade chính là lựa chọn lý tưởng. Dưới đây là 5 lý do khiến hàng ngàn người lựa chọn khởi nghiệp với đồ handmade:
- Số vốn đầu tư ban đầu không quá lớn: do chi phí nguyên vật liệu thường rẻ, dễ tìm và đa dạng. Lợi nhuận chủ yếu là công sức lao động và sự sáng tạo.
- Nhu cầu thị trường cao: Đồ handmade được dùng để trang trí hoặc làm quà tặng ý nghĩa. Chúng phổ biến với giới trẻ nhạy cảm với xu hướng. Tuy nhiên, đồ handmade cũng thu hút người lớn tuổi với các món đồ hoài cổ và trẻ em với đồ chơi ngộ nghĩnh.
- Khả năng quay vòng vốn nhanh: Người bán thường nhận đơn hàng theo mẫu có sẵn hơn là sản xuất trước, do mặt hàng này có vòng đời ngắn, thường theo xu hướng.
- Sản phẩm có nét độc đáo riêng, không đại trà do làm hoàn toàn bằng tay và sự chăm chút tỉ mẩn.
- Ý tưởng kinh doanh đa dạng, phù hợp với thế mạnh của người bán.
- Tiếp cận xu hướng đầu tư xanh với sản phẩm thân thiện môi trường.
>> THAM KHẢO:
PHỤ NỮ NÊN KINH DOANH GÌ? 16 Ý TƯỞNG KINH DOANH CỰC DỄ, SIÊU LỢI NHUẬN
MẸ BỈM NÊN KINH DOANH GÌ? GỢI Ý 10+ Ý TƯỞNG DỄ DÀNG KHÔNG CẦN VỐN LỚN
2. Kinh nghiệm kinh doanh đồ handmade thu lợi nhuận khủng
Kinh doanh đồ handmade không chỉ đơn thuần là tạo ra sản phẩm và rao bán. Để thực sự bán được – giữ chân khách hàng – tạo dấu ấn riêng, bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng ngay từ những bước đầu tiên. Dưới đây là kinh nghiệm bạn không nên bỏ qua:

2.1. Xác định khách hàng mục tiêu
Việc xác định khách hàng mục tiêu là bước quan trọng ảnh hưởng đến việc lựa chọn sản phẩm và cách tiếp cận. Thị trường đồ handmade có thể phân thành hai loại:
- Đồ bình dân: Giá từ vài nghìn đến vài trăm nghìn đồng. Đối tượng hướng đến là học sinh, sinh viên, dân công sở. Sản phẩm cần đa dạng, độc đáo, dễ thương. Phù hợp với người vốn thấp. Nhóm khách hàng này có thể mua sản phẩm làm sẵn, mua nguyên liệu về làm theo hướng dẫn, hoặc mua nguyên liệu về tự thiết kế.
- Đồ cao cấp: Giá cao, có thể lên đến hàng chục, trăm triệu, do làm thủ công hoàn toàn (trang sức gắn đá quý, gốm sứ, lụa...). Cần số vốn lớn, ổn định, mối quan hệ rộng và nhiều kinh nghiệm.
Một khảo sát cho thấy nhóm khách hàng chủ yếu của đồ handmade là từ 15-22 tuổi, mua thiệp, phụ kiện, trang sức giá vài chục đến vài trăm nghìn. Khách hàng trên 30 tuổi chủ yếu hướng đến đồ trang trí nội thất, thủ công mỹ nghệ. Nam và nữ cũng có tâm lý mua sắm khác biệt về loại sản phẩm.
>> THAM KHẢO:
7 Ý TƯỞNG KINH DOANH CHO TRẺ EM GIÚP CON TỰ LẬP VÀ PHÁT TRIỂN TƯ DUY
TOP 8+ Ý TƯỞNG CHO PHỤ NỮ KINH DOANH ONLINE GIÚP CHỊ EM TỰ CHỦ TÀI CHÍNH
2.2. Tìm kiếm nguồn hàng
Nguyên liệu chính là nền tảng để tạo nên chất lượng sản phẩm handmade. Việc lựa chọn được nguồn hàng tốt giúp bạn kiểm soát chi phí, đảm bảo độ ổn định và duy trì cảm hứng sáng tạo.
Một số cách tìm nguồn nguyên liệu phổ biến:
- Mua trực tiếp tại chợ đầu mối: như chợ Đồng Xuân (Hà Nội), chợ Kim Biên hoặc Soái Kình Lâm (TP.HCM) – phong phú và giá tốt.
- Đặt online trên sàn TMĐT tiện lợi, dễ so sánh giá và được giao tận nơi.
- Làng nghề truyền thống: Đối với sản phẩm đặc biệt (gốm sứ ở Bát Tràng, Thiên Long, Bình Dương; lụa Vạn Phúc…)
- Nhập hàng trực tiếp: Có thể sang các chợ tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc để nhập hàng không qua trung gian.
- Chợ bán sỉ: Chợ Kim Biên, chợ Tân Định, chợ Đại Quang Minh.
Lưu ý: Nên đặt thử số lượng nhỏ để kiểm tra chất lượng. Ưu tiên nhà cung cấp có phản hồi tốt, giao hàng đúng hẹn và có chính sách hỗ trợ đổi trả rõ ràng. Ghi chú và lưu danh sách các nguồn hàng uy tín để dễ dàng tái đặt khi mở rộng quy mô.

2.3. Marketing và xây dựng thương hiệu
Xây dựng thương hiệu và quảng bá là yếu tố quan trọng để kinh doanh hiệu quả và nổi bật so với đối thủ.
- Đặt tên shop thu hút: Tên vui tai, quen thuộc, dễ nhớ.
- Tạo website bán hàng: Giúp kinh doanh chuyên nghiệp hơn, cung cấp nhiều thông tin, khắc phục nhược điểm bán hàng trên mạng xã hội.
- Kết hợp bán hàng trên mạng xã hội: Tạo Fanpage Facebook, Instagram, kênh Youtube để tiếp cận nhiều khách hàng hơn.
- Cung cấp thông tin trên các trang rao vặt: chotot, raovat, rongbay.
- Mở lớp dạy làm đồ handmade: Giúp quảng cáo shop, tăng doanh thu từ bán nguyên liệu và xây dựng cộng đồng yêu thích handmade.
- Xây dựng câu chuyện thương hiệu riêng: Có slogan hấp dẫn, nội dung xoay quanh câu chuyện và mục đích thành lập.
- Thiết kế logo đẹp mắt.
- Sáng tạo nhiều nội dung thu hút: Kết hợp hình ảnh, video giới thiệu sản phẩm.
- Tổ chức buổi workshop làm sản phẩm.
- Đảm bảo chất lượng hình ảnh, mẫu mã sản phẩm trên các kênh online để thu hút khách hàng.
2.4. Xác định số vốn phải bỏ ra và thời gian thu hồi vốn
Một trong những ưu điểm nổi bật của kinh doanh đồ handmade là không cần quá nhiều vốn ban đầu. Tuy nhiên, bạn vẫn cần dự trù rõ ràng để đảm bảo hiệu quả tài chính ngay từ bước khởi động.
Vốn ban đầu thường dùng cho các hạng mục sau:
- Nguyên liệu: tuỳ vào sản phẩm (nến thơm, thiệp, móc khoá...), chi phí dao động từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng.
- Dụng cụ: kéo, súng bắn keo, khuôn, giấy in, cọ vẽ... phần này có thể tái sử dụng nhiều lần.
- Chi phí marketing & đóng gói: túi giấy, sticker, ảnh chụp sản phẩm, quảng cáo online...
Tổng chi phí ban đầu thường trong khoảng 1–5 triệu đồng, rất phù hợp với những ai bắt đầu nhỏ, thử sức trước khi đầu tư lớn.
Về thời gian thu hồi vốn, nếu sản phẩm có biên lợi nhuận tốt và được đón nhận, bạn hoàn toàn có thể hòa vốn chỉ sau 1–2 tháng đầu, đặc biệt nếu kết hợp tốt giữa chất lượng sản phẩm và truyền thông hiệu quả.
2.5. Đảm bảo tính thẩm mỹ và chất lượng sản phẩm
Trong thế giới đồ handmade, vẻ đẹp và độ tinh xảo là yếu tố sống còn. Người mua sẵn sàng trả giá cao hơn nếu sản phẩm thể hiện được sự chăm chút, tỉ mỉ và khác biệt so với hàng công nghiệp.
Một sản phẩm handmade chất lượng không chỉ là sản phẩm “không lỗi” mà còn phải:
- Có thiết kế hài hòa, màu sắc dễ chịu, chi tiết sắc nét.
- Đóng gói gọn gàng, có thể thêm thiệp cảm ơn, tag tên thương hiệu.
- Kiểm tra kỹ keo dán, đường may, sợi chỉ, mép cắt… tránh để lộ điểm cẩu thả.
- Hạn chế thay đổi chất liệu, kích thước nếu đã có sản phẩm mẫu và feedback tốt từ khách.

2.6. Nâng cao tay nghề
Làm handmade là một nghề không ngừng học hỏi. Dù bạn đã bán được nhiều đơn hàng, đừng bao giờ chủ quan. Thị hiếu khách hàng luôn thay đổi, và mỗi người bán sáng tạo đều phải luôn làm mới mình để tồn tại.
Một số cách đơn giản để nâng cao tay nghề:
- Theo dõi các kênh YouTube, TikTok hoặc Instagram của nghệ nhân nổi tiếng trong lĩnh vực bạn theo đuổi.
- Mua các khóa học online về kỹ thuật nâng cao (ví dụ: móc nâng cao, đúc resin 3D, tạo khuôn silicon...).
- Tham gia workshop, cộng đồng sáng tạo để học hỏi và trao đổi kinh nghiệm.
- Tập luyện làm theo bộ sưu tập chủ đề: mùa lễ hội, màu sắc trending, sản phẩm “ăn theo” idol hay phim ảnh.
Càng luyện tập, bạn sẽ càng có nhiều “ngón nghề” riêng và dần hình thành phong cách cá nhân. Đây chính là chìa khóa để bạn không chỉ làm đồ handmade – mà trở thành người nghệ nhân được khách hàng nhớ đến.
3. 10 Ý tưởng kinh doanh đồ handmade siêu hút khách
Nếu bạn đang băn khoăn không biết nên bắt đầu từ sản phẩm gì, dưới đây là 10 ý tưởng kinh doanh đồ handmade đã được chứng minh là dễ bán – dễ viral – dễ sinh lời, phù hợp với người mới bắt đầu hoặc những ai muốn thử nghiệm nhanh trên thị trường.
3.1. Kinh doanh bao lì xì tự thiết kế
Không chỉ là vật dụng truyền thống, bao lì xì handmade hiện nay còn trở thành món quà ý nghĩa mang đậm dấu ấn cá nhân. Bạn có thể tự thiết kế mẫu theo phong cách vui nhộn, cổ truyền hoặc hiện đại, in số lượng nhỏ, đính charm, dùng giấy mỹ thuật hoặc chất liệu đặc biệt.

3.2. Kinh doanh kẽm nhung, hoa giấy
Hoa handmade làm từ giấy mỹ thuật hoặc kẽm nhung là sản phẩm thủ công có sức hút bền vững. Khách hàng yêu thích vì độ bền, tính nghệ thuật và khả năng tuỳ chỉnh theo yêu cầu.
3.3. Tự làm nến thơm đơn giản
Nến thơm không chỉ là đồ decor, mà còn giúp tạo không gian thư giãn và mang lại cảm giác “chăm sóc bản thân”. Bạn có thể bắt đầu với những loại nến từ sáp đậu nành, tinh dầu thiên nhiên, đựng trong hũ thuỷ tinh hoặc khuôn độc đáo.
3.4. Túi xách, ví handmade
Nếu bạn khéo tay với vải hoặc da, hãy thử sức làm túi xách, ví cầm tay, bóp mini. Sản phẩm có thể khắc tên, thêu tay, đính charm cá nhân hoá rất được ưa chuộng.
3.5. Ý tưởng kinh doanh đồ handmade bằng len
Len là chất liệu cực kỳ linh hoạt để tạo ra các sản phẩm nhỏ xinh như thú bông amigurumi, móc khoá, mũ len, khăn choàng, giày cho bé… Chỉ cần biết kỹ thuật móc cơ bản, bạn hoàn toàn có thể bắt đầu từ những mẫu đơn giản rồi nâng cấp dần theo tay nghề.
3.6. Thiết kế sổ tay handmade
Khác với sổ in sẵn, sổ tay handmade có thể được thiết kế từ bìa vải, da, giấy kraft, kèm các chi tiết đính kèm như charm, băng keo washi, hoặc sticker trang trí. Mỗi cuốn sổ có thể là một món quà đầy cá tính hoặc là công cụ sáng tạo cho người viết nhật ký, làm bullet journal hay sketchbook.
3.7. Vật phẩm phong thủy handmade
Đây là một nhánh đang lên trong thị trường handmade, nơi bạn có thể làm vòng tay đá phong thủy, móc khóa theo mệnh, tượng nhỏ hoặc dreamcatcher mang yếu tố tâm linh. Khách hàng thường tìm kiếm sản phẩm không chỉ đẹp mà còn có ý nghĩa, nên khả năng giữ chân và bán hàng lặp lại rất cao.
3.8. Làm lồng đèn từ chai nhựa đã sử dụng
Tái chế chai nhựa để làm lồng đèn, đèn ngủ mini, hoặc vật trang trí phòng là một hướng đi vừa sáng tạo, vừa mang thông điệp môi trường. Đây cũng là loại sản phẩm dễ thu hút truyền thông nếu bạn kết hợp với giáo dục xanh, tổ chức workshop DIY hoặc truyền cảm hứng lối sống bền vững.

3.9. Trang sức hạt cườm handmade
Vòng tay, dây chuyền, nhẫn làm từ hạt cườm đang trở lại mạnh mẽ theo phong cách Y2K, retro hoặc vintage. Với chi phí đầu vào thấp, dễ học, bạn có thể nhanh chóng tạo ra hàng chục mẫu khác nhau chỉ trong vài tiếng.
3.10. Kinh doanh đồ ăn vặt handmade
Nếu bạn khéo tay trong bếp, đồ ăn vặt handmade như bánh quy, kẹo dẻo, snack rong biển, mứt trái cây hoặc ngũ cốc mix sẽ là hướng đi rất khả thi. Tuy là ngành handmade nhưng cần lưu ý yếu tố vệ sinh, bao bì, hạn sử dụng và chứng nhận an toàn thực phẩm nếu kinh doanh lâu dài.
4. Rủi ro kinh doanh đồ handmade
Kinh doanh đồ handmade là một lĩnh vực đầy tiềm năng, đặc biệt với những người có sự sáng tạo, khéo tay và đam mê. Tuy nhiên, cũng như bất kỳ loại hình kinh doanh nào, nó đi kèm với nhiều rủi ro tiềm ẩn. Dưới đây là tổng hợp các rủi ro chính khi kinh doanh đồ handmade:

- Thị trường hạn chế và nhu cầu không ổn định: Đồ handmade thường hướng đến một tệp khách hàng thích sự cá nhân hóa và độc lạ. Thị trường này tuy có tiềm năng nhưng không lớn và dễ thay đổi theo xu hướng.
- Sự cạnh tranh gay gắt: Số lượng người làm đồ handmade ngày càng tăng, đặc biệt trên các nền tảng như Facebook, Shopee, TikTok,… khiến việc nổi bật và giữ chân khách hàng trở nên khó khăn.
- Giá thành cao: Đồ handmade có chi phí nguyên liệu và công làm cao, dẫn đến giá bán cũng cao hơn mặt bằng chung.
- Phụ thuộc vào xu hướng: Một số sản phẩm handmade chỉ bán chạy vào các dịp lễ, sự kiện (Giáng sinh, 8/3, Valentine…), khiến doanh thu thiếu ổn định quanh năm.
- Rủi ro về chất lượng sản phẩm: Vì sản phẩm làm tay, từng chiếc có thể có sai lệch nhỏ về màu sắc, kích cỡ, độ tinh xảo… dẫn đến phản hồi tiêu cực nếu không được kiểm soát tốt.
5. Những điều cần biết trước khi bắt đầu kinh doanh đồ handmade
Trước khi dấn thân vào bất kỳ mô hình kinh doanh nào, việc đặt ra những câu hỏi đúng là cách tốt nhất để tránh thất bại. Với đồ handmade – nơi bạn là người tự thiết kế, sản xuất và bán hàng – điều này càng quan trọng hơn bao giờ hết.

1 - Đồ handmade bạn làm có gì đặc biệt?
Hãy trung thực với chính mình: sản phẩm của bạn có gì khác biệt so với hàng trăm người khác cũng đang làm đồ handmade ngoài kia?
- Có phải bạn có một phong cách thiết kế riêng?
- Có sử dụng nguyên liệu đặc biệt, thân thiện với môi trường?
- Có thể cá nhân hóa theo yêu cầu (thêu tên, khắc chữ, phối màu theo mệnh...)?
- Có lồng ghép câu chuyện thương hiệu truyền cảm hứng?
Nếu sản phẩm của bạn chưa có gì nổi bật, đừng vội tung ra thị trường. Hãy tinh chỉnh thêm: về chất liệu, bao bì, cách trình bày hoặc thông điệp bạn muốn gửi gắm. Trong thế giới của sự sáng tạo và cảm xúc, điểm khác biệt chính là thứ giữ chân khách hàng.
2 - Bạn có thể làm được bao nhiêu sản phẩm?
Kinh doanh handmade đồng nghĩa với việc chính bạn là “nhà máy sản xuất”. Thế nên việc tính toán năng suất thực tế là điều bắt buộc.
Hãy thử làm một vài sản phẩm và đo thời gian thực tế bạn cần để hoàn thành. Ví dụ:
- Mất 30 phút để làm một móc khóa → bạn làm được 10 cái/ngày?
- Làm 1 nến thơm mất 2 tiếng bao gồm cả khâu chuẩn bị → cần lên kế hoạch batch sản xuất.
Nếu bạn chỉ làm được vài sản phẩm/ngày thì mô hình của bạn phù hợp với đơn lẻ – cá nhân hóa. Nếu bạn muốn bán theo số lượng lớn, cần có kế hoạch thuê thêm người, hoặc tìm cách tự động hóa một phần quy trình (ví dụ: mua máy ép khuôn, máy in...).
Biết được năng suất giúp bạn tính giá bán hợp lý, hứa hẹn đúng thời gian giao hàng, và kiểm soát khối lượng công việc không quá sức.
3 - Chi phí chính xác cho 1 sản phẩm khi bán là bao nhiêu?
Đừng rơi vào chiếc bẫy “làm cho vui” rồi bán lỗ mà không hay biết. Một sản phẩm handmade không chỉ có giá của nguyên liệu, mà còn bao gồm:
- Chi phí nguyên vật liệu (vải, sáp, giấy, charm...)
- Chi phí dụng cụ sản xuất (chia theo thời gian khấu hao)
- Bao bì, đóng gói
- Thời gian công sức bạn bỏ ra (nên quy đổi thành chi phí nhân công)
- Phí vận chuyển, nền tảng bán hàng (Shopee, Facebook Ads…)
Ví dụ: làm 1 cây nến thơm mất 20.000đ nguyên liệu, 10.000đ đóng gói, 15 phút làm → bạn phải bán tối thiểu 60.000đ mới có lời, chưa kể phí ship, chiết khấu nền tảng.
Việc tính sai hoặc bỏ sót chi phí sẽ khiến bạn bán càng nhiều càng… lỗ. Hãy luôn làm bảng định giá chi tiết trước khi ra mắt sản phẩm, và điều chỉnh khi có sự thay đổi về nguyên vật liệu hay chi phí đầu vào.
4 - Bạn chọn kinh doanh truyền thống hay online
Việc lựa chọn hình thức kinh doanh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cách bạn vận hành, tiếp cận khách hàng và tối ưu chi phí. Nếu bạn có sẵn cửa hàng, mặt bằng tại khu dân cư đông đúc hoặc gần các trường học, mô hình kinh doanh truyền thống (bán tại chỗ) có thể hiệu quả. Tuy nhiên, điều này đi kèm chi phí thuê mặt bằng, nhân sự và trang trí cửa hàng.
Ngược lại, nếu bạn là người mới bắt đầu hoặc chỉ muốn thử nghiệm ý tưởng, kinh doanh online là lựa chọn thông minh. Chỉ cần một chiếc điện thoại và một chút kỹ năng marketing, bạn có thể bán hàng qua Facebook cá nhân hoặc fanpage, các sàn thương mại điện tử.
Online cho phép bạn tiếp cận khách hàng nhanh, tiết kiệm chi phí, nhưng đòi hỏi bạn phải giỏi hình ảnh – nội dung – phản hồi nhanh chóng để tạo uy tín.

5 - Bạn sẽ tiếp thị đồ handmade bằng cách nào?
Dù sản phẩm bạn có đẹp đến đâu, nếu không có ai biết đến thì cũng không thể bán được. Marketing là yếu tố then chốt giúp đưa sản phẩm handmade ra thị trường.
Bạn có thể bắt đầu với các hình thức đơn giản:
- Đăng bài lên Facebook cá nhân: kể chuyện về quá trình làm sản phẩm, chia sẻ cảm hứng.
- Tạo fanpage hoặc Instagram: đăng ảnh, feedback khách hàng, minigame nhỏ để thu hút tương tác.
- Quay video quá trình làm sản phẩm đăng lên TikTok hoặc Reels – đây là dạng nội dung rất dễ lan truyền nếu chân thực và cảm xúc.
- Gửi hàng tặng các micro-influencer để họ review.
Về lâu dài, bạn nên học thêm kỹ năng chạy quảng cáo Facebook, SEO sản phẩm trên Shopee hoặc xây dựng thương hiệu cá nhân để khách tự tìm đến mình.
6 - Bạn có biết chụp ảnh sản phẩm không?
Hình ảnh là “giao diện” đầu tiên khiến khách hàng quyết định có dừng lại xem và mua hay không. Với sản phẩm handmade, yếu tố cảm xúc và thẩm mỹ đặc biệt quan trọng – vì vậy chụp ảnh đẹp không phải là tuỳ chọn, mà là bắt buộc.
Bạn không cần máy ảnh đắt tiền. Một chiếc điện thoại có camera tốt, ánh sáng tự nhiên và background đơn giản là đủ để tạo ra những bức hình hút mắt. Hãy đầu tư thêm vào:
- Phối cảnh (dùng khăn vải, hoa khô, sách… để tạo cảm xúc)
- Độ nét, ánh sáng đều, bố cục gọn gàng
- Chụp nhiều góc: tổng thể, chi tiết, đóng gói…
Nếu bạn chưa biết chụp, có thể học từ các kênh YouTube về chụp sản phẩm tại nhà, hoặc tham gia workshop nhiếp ảnh cơ bản.
7 - Bạn có chương trình ưu đãi nào không?
Khách hàng mới cần lý do để thử mua hàng từ bạn, nhất là khi bạn chưa có thương hiệu. Vì vậy, hãy chủ động tạo ra các chương trình ưu đãi thông minh, không cần giảm giá quá nhiều nhưng vẫn tạo được cảm giác “có lợi” cho người mua.
Một số gợi ý đơn giản:
- Mua 2 tặng 1
- Giảm 10% cho đơn hàng đầu tiên
- Free ship cho đơn trên 150k
- Gửi kèm quà nhỏ: sticker, thiệp viết tay, charm treo…
- Tổ chức mini game nhỏ trên mạng xã hội: like & share để nhận quà
Ưu đãi không chỉ giúp tăng doanh số, mà còn là cách để bạn thu thập feedback, hình ảnh thật và khách hàng trung thành – những thứ cực kỳ quý giá khi mới bắt đầu.
Bạn đang muốn phát triển từ sở thích sang kinh doanh thật sự? Đừng bỏ lỡ sự kiện đặc biệt dành riêng cho phụ nữ hiện đại – NUÔI DẠY CON, LÀM ĐẸP PHÁT TRIỂN BẢN THÂN & KINH DOANH, nơi bạn được truyền cảm hứng về nuôi dạy con khoa học, làm đẹp tinh tế, phát triển bản thân toàn diện và xây dựng công việc kinh doanh bền vững. Đăng ký tham gia sự kiện ngay để bắt đầu hành trình biến đam mê handmade thành sự nghiệp thành công.
5 lợi ích khi tham gia Liên Minh CafeMom:
- Được truyền thông trên các kênh truyền thông của CafeMom
- Kết nối với mạng lưới đối tác chất lượng cao trong hệ sinh thái CafeMom
- Quyền lợi độc quyền về ngành hàng, sản phẩm và dịch vụ
- Tham gia tối thiểu 2 event/năm để quảng bá sản phẩm, dịch vụ
- Tham gia 24 chương trình Online/Offline phát triển bản thân, phát triển kinh doanh và nuôi dạy con.
Đăng ký tham gia cộng đồng CafeMom
Kinh doanh đồ handmade là cơ hội tuyệt vời để biến đam mê thành thu nhập. Chỉ cần bạn hiểu khách hàng, làm sản phẩm chỉn chu và tiếp thị đúng cách – thành công sẽ đến từng bước. Bắt đầu từ nhỏ, kiên trì và không ngừng sáng tạo, bạn sẽ tạo dựng được chỗ đứng riêng trên thị trường.