TOP 9 ĐIỀU CẦN CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI MANG THAI BÀ BẦU NÊN BIẾT

Việc có con là một hành trình quan trọng đòi hỏi từ sự chuẩn bị trước khi mang thai đến khi sinh nở, cả về thể chất lẫn tinh thần của người mẹ. Trước khi quyết định có bầu, các mom nên nắm vững những kiến thức cơ bản để có cho mình nền tảng vững chắc cho sự phát triển của con trong tương lai. Từ việc chăm sóc sức khỏe cá nhân, điều chỉnh lối sống hàng ngày, CafeMom sẽ giúp bạn trong bài viết sau đây.

1. Lên lịch hẹn khám tiền thai kỳ

Lên lịch hẹn khám tiền thai kỳ là một bước chuẩn bị trước khi mang thai quan trọng mà các bà mẹ nên thực hiện. Khám tiền thai kỳ giúp đảm bảo sức khỏe của mẹ sẵn sàng, từ đó hạn chế nguy cơ biến chứng và đảm bảo việc mang thai thành công.

Khi đi khám, bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe của mẹ, bao gồm các chỉ số như cân nặng, huyết áp, và tiền sử bệnh lý cá nhân và gia đình. Những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn như tiểu đường, tim mạch, huyết áp hoặc bệnh lý di truyền sẽ được phát hiện sớm, giúp bạn có thời gian điều trị trước khi mang thai. Điều này rất quan trọng vì những bệnh này có thể ảnh hưởng xấu đến cả mẹ và thai nhi trong suốt thai kỳ.

Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ kiểm tra và cập nhật các loại vắc xin cần thiết để đảm bảo cơ thể bạn có đủ kháng thể bảo vệ trong suốt quá trình mang thai. Một số bệnh có thể gây dị tật bẩm sinh nếu mẹ bị nhiễm trong thai kỳ, vì vậy việc tiêm phòng trước khi mang thai là rất cần thiết.

Khám tiền thai kỳ cũng là để các mom thảo luận với bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng, chế độ ăn, lối sống, và các vấn đề về sức khỏe sinh sản. Bác sĩ sẽ tư vấn về việc bổ sung axit folic và những thay đổi trong dinh dưỡng, sinh hoạt hàng ngày để chuẩn bị cơ thể một cách tốt nhất cho việc mang thai.

Những điều cần chuẩn bị trước khi mang thai

Những điều cần chuẩn bị trước khi mang thai

2. Kiểm tra sức khỏe tổng quát

Trong những việc nên chuẩn bị trước khi mang thai, kiểm tra sức khỏe tổng quát cho mẹ là việc rất quan trọng để đảm bảo tình trạng tốt nhất cho sự xuất hiện của con trong cơ thể mẹ. Sau đây là một số điều mà các mom cần chú ý khi khám sức khỏe trước thai kỳ.

Xem thêm: XÉT NGHIỆM TIỀN HÔN NHÂN LÀ GÌ? CHI PHÍ CÓ ĐẮT KHÔNG?

2.1 Kiểm tra toàn diện sức khỏe của mẹ

  • Khám sức khỏe định kỳ và thực hiện những xét nghiệm, chụp chiếu cần thiết để bác sĩ có thể đánh giá một cách tổng thể cũng như phát hiện sớm một số bệnh lý để có hướng điều trị sớm, tránh ảnh hưởng đến thai nhi sau này.
  • Các bài xét nghiệm máu giúp kiểm tra các yếu tố liên quan đến máu như nhóm máu, lượng đường, nồng độ hormone, và các bệnh truyền nhiễm như viêm gan, HIV. Từ đó, bác sĩ có thể tư vấn về những cách để ổn định cũng như cách ly các mầm bệnh có thể lây từ mẹ sang con.
  • Đối với người phụ nữ, khám phụ khoa để kiểm tra buồng trứng, tử cung, và các cơ quan sinh sản khác giúp đảm bảo không có các bệnh lý ảnh hưởng đến khả năng thụ thai và thai kỳ. Đôi khi những khuyết tật, bệnh lý phụ khoa cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc sinh nở và có thể là cả sức khỏe của con sau này.
  • Các biện pháp siêu âm tử cung, buồng trứng và các cơ quan sinh sản khác giúp đảm bảo việc hệ sinh sản hoạt động một cách bình thường. Nếu có bất kỳ điều gì bất thường xảy ra, bác sĩ có thể can thiệp kịp thời, không để biến chứng về sau.
Kiểm tra sức khỏe toàn diện trước khi mang thai

Kiểm tra sức khỏe toàn diện trước khi mang thai

2.2 Xác định tình trạng dinh dưỡng của mẹ

Những yếu tố về dinh dưỡng như cân nặng của mẹ được theo dõi cẩn thận để liên hệ với tình trạng dinh dưỡng của mẹ. Cân nặng quá cao hoặc quá thấp đều ảnh hưởng không tốt đến thai nhi sau này như tiểu đường thai kỳ, béo phì,.... Từ đó chế độ ăn sẽ được cân đối để đảm bảo sức khỏe cho người mẹ.

Hàm lượng vitamin cùng các khoáng chất cũng là một yếu tố rất quan trọng. Nồng độ axit folic, các vitamin A, D cùng các khoáng chất như sắt, canxi rất cần được giữ ở mức hợp lý để giảm nguy cơ bị dị tật bẩm sinh và biến chứng thai kỳ.

Cân bằng dinh dưỡng trước khi mang thai

Cân bằng dinh dưỡng trước khi mang thai

2.3 Xét nghiệm yếu tố di truyền và các bệnh khác

Yếu tố gen ảnh hưởng rất lớn đến cơ thể con sau này. Nếu như trong gia đình có tiền sử các bệnh di truyền, việc xét nghiệm sẽ giúp xác định nguy cơ bệnh có thể hình thành trên con. Sàng lọc gen hiện nay là một dịch vụ y tế không thể thiếu dành cho những gia đình có ý định sinh con.

Ngoài ra các bệnh mãn tính như tiểu đường, huyết áp cao và tim mạch cũng cần được xác định và kiểm soát tốt trước khi mang thai. Lúc này, bác sĩ sẽ hướng dẫn các mom cách hạn chế một số điều kiêng ky, điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý cũng như có phác đồ thuốc phù hợp. Do đó bạn nên chọn việc xét nghiệm di truyền và bệnh mãn tính vào những việc cần chuẩn bị trước khi mang thai.

3. Tiêm phòng vắc xin đầy đủ

Tiêm phòng vắc xin đầy đủ là một yếu tố quan trọng mà các mẹ nên lưu ý chuẩn bị trước khi mang thai. Nhờ có vắc xin mà sức khỏe của cả mẹ và thai nhi được bảo vệ khỏi những tác nhân nguy hiểm có thể gây biến chứng trong thai kỳ như rubella, các loại cúm. Sởi và rubella là những bệnh cực kỳ nguy hiểm đối với phụ nữ có thai, nhất là trong giai đoạn đầu thai kỳ vì chúng có thể gây ra những dị tật bẩm sinh nghiêm trọng cho trẻ sơ sinh như dị tật não, tim, hô hấp. Bên cạnh đó, bệnh cúm mắc phải khi mang thai cũng có khả năng gây ra sinh non và các vấn đề về hô hấp sau sinh. Ngoài ra, vắc xin viêm gan B giúp cho thai nhi giảm được rất nhiều nguy cơ lây nhiễm viêm gan từ mẹ sang con trong quá trình sinh.

Tiêm phòng vắc xin không chỉ bảo vệ sức khỏe của người mẹ mà còn tạo điều kiện cho thai nhi phát triển khỏe mạnh hơn. Trước khi mang thai, việc thảo luận với bác sĩ về lịch tiêm phòng và tình trạng miễn dịch cá nhân là cần thiết để đảm bảo bạn đã được tiêm đủ các loại vắc xin cần thiết.

4. Duy trì cân nặng hợp lý

Duy trì cân nặng hợp lý là một trong những điều quan trọng mà phụ nữ nên chú ý và chuẩn bị trước khi mang thai. Cân nặng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của chính bản thân người mẹ mà còn tác động lớn đến quá trình thụ thai và sự phát triển của thai nhi trong suốt thai kỳ.

Nếu bạn thừa cân hoặc béo phì, nguy cơ gặp phải các biến chứng trong thai kỳ như tiểu đường thai kỳ, cao huyết áp, và tiền sản giật sẽ tăng lên. Ngoài ra, thừa cân còn có thể làm giảm khả năng thụ thai và tăng nguy cơ sinh mổ hoặc sinh non. Ngược lại, nếu bạn thiếu cân, cơ thể có thể không cung cấp đủ dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi, dẫn đến nguy cơ sinh con nhẹ cân, thiếu chất dinh dưỡng, hoặc thai nhi phát triển không ổn định.
Để đảm bảo được điều này, các mom cần có kế hoạch ăn uống khoa học, cân đối dinh dưỡng và duy trì thường xuyên thói quen vận động. Những điều này bạn nên tham khảo ý kiến từ các chuyên gia dinh dưỡng hoặc các bác sĩ để có những chỉ dẫn chính xác nhất.

Tập luyện để tăng cường sức khỏe

Tập luyện để tăng cường sức khỏe

5. Từ bỏ thói quen xấu hàng ngày có thể mắc phải

Một việc quan trọng cần chuẩn bị trước khi mang thai là cần phải từ bỏ những thói quen xấu hàng ngày mắc phải có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Các thói quen xấu thường thấy như hút thuốc, lạm dụng đồ uống có cồn, caffeine và chế độ ăn không lành mạnh.

Hút thuốc dù là chủ động hay thụ động cũng đều rất có hại cho sức khỏe, đặc biệt có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi và có thể gây ra những biến chứng thai kỳ như sinh non, con sinh ra thể trạng yếu, thậm chí sảy thai. 

Sử dụng, thậm chí là lạm dụng đồ uống có cồn cũng là một thói quen xấu cần loại bỏ vì rượu có thể cản trở sự phát triển trí não ở thai nhi, cùng với đó là thể chất của bé cũng bị ảnh hưởng. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng không có mức tiêu thụ rượu nào là an toàn cho mẹ bầu, nên tốt nhất không sử dụng rượu bia trong khi mang thai.

Tiêu thụ caffeine quá mức có thể gây ảnh hưởng đến tim mạch và huyết áp của mẹ, cũng như làm tăng nguy cơ sẩy thai hoặc sinh con nhẹ cân. Do đó, các chuyên gia khuyến nghị phụ nữ nên giới hạn lượng caffeine trong thời kỳ mang thai.

Thức ăn nhiều dầu mỡ và chế độ vận động ít khiến tăng nguy cơ béo phì cùng các bệnh liên quan như tiểu đường, tim mạch và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Xem thêm:  NHỮNG ĐIỀU KIÊNG KỴ TRONG 3 THÁNG ĐẦU MANG THAI MẸ BẦU NÊN BIẾT

6. Ngừng sử dụng các biện pháp tránh thai

Việc ngừng sử dụng các biện pháp tránh thai là một phần quan trọng trong quá trình chuẩn bị trước khi mang thai. Trước hết, việc ngừng biện pháp tránh thai giúp cơ thể phụ nữ trở lại chu kỳ kinh nguyệt tự nhiên. Tuy nhiên, không phải ngay lập tức sau khi ngừng sử dụng biện pháp tránh thai, phụ nữ sẽ có khả năng mang thai ngay. Tùy thuộc vào phương pháp tránh thai mà phụ nữ đã sử dụng mà thời gian cơ thể cần để điều chỉnh lại chu kỳ kinh nguyệt sẽ khác nhau. Điều này có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng. Do đó, cần có sự kiên nhẫn và thấu hiểu cơ thể trong giai đoạn này.

Thứ hai, đây là thời điểm lý tưởng để cả hai vợ chồng có thể kiểm tra sức khỏe tổng quát. Điều này giúp đảm bảo rằng không có các bệnh lý tiềm ẩn nào có thể ảnh hưởng đến khả năng mang thai hoặc gây hại cho thai nhi sau này. Việc ngừng sử dụng các biện pháp tránh thai cũng đồng nghĩa với việc các mẹ nên bắt đầu bổ sung các dưỡng chất cần thiết như axit folic để chuẩn bị cho quá trình thụ thai và hỗ trợ sự phát triển của thai nhi trong giai đoạn đầu.

Tóm lại, việc ngừng biện pháp tránh thai không chỉ là một quyết định về mặt sinh lý mà còn là thời điểm thích hợp để chuẩn bị về sức khỏe và tâm lý cho hành trình mang thai.

Ngừng biện pháp tránh thai

Ngừng biện pháp tránh thai

7. Chuẩn bị trước kiến thức chăm sóc trẻ sơ sinh

Kiến thức chăm sóc trẻ sơ sinh cần chuẩn bị trước khi mang thai cũng là một điều không hề thừa, giúp cha mẹ bé tự tin và chủ động hơn trong những tình huống có thể xảy ra trong tương lai. Việc trang bị kiến thức tốt sẽ hỗ trợ các mẹ rất nhiều trong việc hiểu rõ nhu cầu phát triển của con trong giai đoạn đầu đời, từ dinh dưỡng, sức khỏe đến những hoạt động hàng ngày. Nhờ đó mà cha mẹ sẽ không bị bỡ ngỡ và sáng suốt trong những quyết định nuôi con.

Khi đã có kiến thức, cha mẹ sẽ giảm bớt căng thẳng và lo lắng. Sự lo lắng thường đến từ sự thiếu hiểu biết hoặc cảm giác không kiểm soát được tình huống. Nếu đã chuẩn bị trước, cha mẹ sẽ biết cách ứng phó với những vấn đề có thể xảy ra như con khóc, ốm đau, hay khó ngủ. Việc học hỏi từ các nguồn đáng tin cậy, như sách vở hay tư vấn từ các chuyên gia, giúp phát triển kỹ năng và sẵn sàng đối phó với những thách thức trong việc chăm sóc trẻ.

8. Chăm sóc sức khỏe tinh thần cho mẹ

Chăm sóc sức khỏe không chỉ về thể chất mà còn về tinh thần là một yếu tố quan trọng cần chuẩn bị trước khi mang thai cho các mẹ. Để đảm bảo quá trình sinh con diễn ra suôn sẻ, sức khỏe tinh thần đóng một vai trò cực kỳ quan trọng, không chỉ giúp người mẹ chuẩn bị tâm lý vững vàng mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi. Những trạng thái căng thẳng, lo lắng của mẹ khi mang thai nếu không được kiểm soát có thể dẫn đến bệnh rối loạn lo âu hoặc trầm cảm, gây ảnh hưởng lớn đến sự ổn định của thai kỳ.

Trước khi mang thai, việc duy trì tinh thần lạc quan, tích cực là điều cần thiết. Các hoạt động như thiền, yoga, hoặc các phương pháp thư giãn có thể giúp mẹ kiểm soát tốt hơn cảm xúc và giảm căng thẳng. Đồng thời, mẹ cũng nên xây dựng mạng lưới hỗ trợ từ gia đình, bạn bè, và cả các chuyên gia tâm lý nếu cần thiết. Việc nói chuyện, chia sẻ các lo lắng về quá trình mang thai cũng có thể giúp mẹ giảm bớt áp lực và tạo tâm lý thoải mái hơn.

9. Kiểm tra và ổn định các bệnh lý mãn tính (nếu có)

Việc kiểm tra tổng quát sức khỏe giúp xác định tình trạng bệnh mãn tính hiện có như tiểu đường, cao huyết áp, hoặc các bệnh lý về tim mạch. Những bệnh này, nếu không được kiểm soát sớm, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ và bé trong quá trình mang thai. Ví dụ, tiểu đường không được kiểm soát có thể làm tăng nguy cơ sinh non, dị tật bẩm sinh, hoặc thai chết lưu. Từ đó, có thể đưa ra phác đồ điều trị hợp lý, tư vấn thay đổi chế độ ăn, dinh dưỡng sao cho phù hợp với việc hạn chế bệnh. Việc ổn định được các triệu chứng bệnh là rất quan trọng trong khi mang thai, giúp thai nhi không bị ảnh hưởng quá lớn từ bệnh của mẹ và có thể phát triển một cách bình thường.

10. Kết luận

Từ kiến thức về những điều cần chuẩn bị trước khi mang thai, cha mẹ sẽ thêm phần tự tin khi đưa ra quyết định bắt đầu có con, một quyết định lớn. Sức khỏe của mẹ tiền mang thai cũng đóng vai trò rất quan trọng để con bắt đầu hình thành và phát triển trong bụng mẹ. Hy vọng rằng với bài viết trên, CafeMom đã giúp các mẹ tích lũy được thêm nhiều kinh nghiệm hơn trong hành trình trao sự sống cho con. Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết bổ ích tiếp theo.

Các bài viết cùng chủ đề
MỘT SỐ CÂU HỎI VỀ VẮC XIN CẦN TIÊM PHÒNG TRƯỚC KHI MANG THAI
Việc tiêm phòng trước khi mang thai một số loại vắc xin là điều rất quan trọng để bảo vệ tốt nhất cho cả mẹ và bé khỏi các bệnh gâ...
XÉT NGHIỆM TIỀN HÔN NHÂN LÀ GÌ? CHI PHÍ CÓ ĐẮT KHÔNG?
Có rất nhiều nước trên thế giới yêu cầu việc xét nghiệm tiền hôn nhân là việc bắt buộc khi làm thủ tục kết hôn. Tuy nhiên ở Việt N...
TOP 5 THUỐC BỔ SUNG AXIT FOLIC TRƯỚC KHI MANG THAI MẸ BẦU CẦN BIẾT
Axit folic từ lâu đã được nhiều chuyên gia y tế cùng các bác sĩ hàng đầu khuyên bổ sung để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu và dị tậ...

Đăng ký nhận tin