TỔNG HỢP BÀI TẬP YOGA CHO BÀ BẦU Ở NHỮNG GIAI ĐOẠN KHÁC NHAU

Những ngày trong thai kỳ những vấn đề về hoạt động thể dục thể thao đòi hỏi sự chọn lọc và tránh những những bộ môn hoạt động quá mạnh thì yoga cho bà bầu​ là một bộ môn lý tưởng. Dưới đây sẽ là tổng hợp bài tập yoga cho bà bầu ở những giai đoạn khác nhau mà CafeMom đã tổng hợp được. Cùng tìm hiểu nhé!

1. Lợi ích của việc tập yoga cho bà bầu

Yoga là một phương pháp luyện tập cổ truyền có nguồn gốc từ Ấn Độ, kết hợp giữa việc tập thể dục, kiểm soát hơi thở, thiền và sự chú ý. Mục tiêu của yoga là đạt được sự cân bằng và hài hòa giữa cơ thể, tâm trí và tinh thần, từ đó cải thiện sức khỏe tổng thể và trạng thái tinh thần. Tập yoga cho bà bầu không chỉ giúp cải thiện sức khỏe thể chất mà còn hỗ trợ tinh thần trong suốt thai kỳ.

  • Giảm lo âu, căng thẳng do hoocmon gây ra: Giảm lo âu và căng thẳng do hormone gây ra là một phần quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tinh thần và thể chất, đặc biệt là trong giai đoạn mang thai khi cơ thể trải qua nhiều thay đổi hormon. Để giảm bớt tình trạng này, việc thực hành thiền và chánh niệm là rất hữu ích; dành thời gian mỗi ngày để thiền có thể giúp làm dịu tâm trí và tạo ra trạng thái bình an.
  • Cải thiện sự linh hoạt: Các bài tập yoga giúp kéo giãn cơ bắp, cải thiện độ linh hoạt, giúp mẹ bầu chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Tăng cường sự dẻo dai giúp hỗ trợ nâng đỡ khi trọng lượng cơ thể đang tăng lên và giảm áp lực lên lưng và khớp.
  • Cải thiện giấc ngủ: Các kỹ thuật thở và thư giãn trong yoga có thể giúp mẹ bầu dễ ngủ hơn và có giấc ngủ chất lượng hơn khi
Lợi ích của việc tập yoga cho bà bầu

Lợi ích của việc tập yoga cho bà bầu

2. Thời điểm tốt nhất để bắt đầu tập yoga cho mẹ bầu

Thời điểm lý tưởng để bầu bắt đầu tập yoga cho bà bầu đầu tiên của thai kỳ là sau tuần thứ 12 của thai kỳ. Đây là giai đoạn cơ thể mẹ đã dần ổn định sau những thay đổi ban đầu của cơ thể, và các triệu chứng khó chịu như buồn nôn, mệt mỏi cũng dần được thuyên giảm. Khi ấy, việc tập yoga sẽ an toàn hơn và mang lại nhiều lợi ích, giúp mẹ chuẩn bị cả về thể chất và tinh thần cho quá trình mang thai. Hơn nữa các bài tập yoga nhẹ nhàng, tập trung vào hơi thở, tạo nên sự thư giãn, và cơ thể dẻo dai linh hoạt sẽ giúp mẹ dễ chịu hơn và giảm thiểu các triệu chứng đau lưng, mất ngủ, và căng thẳng.

Tuy nhiên, mẹ bầu cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu đăng ký bất kỳ chương trình tập luyện yoga cho bà bầu nào, đặc biệt nếu có tiền sử về các vấn đề sức khỏe. Để đảm bảo an toàn nhất cho cả mẹ và bé, hãy chọn các lớp yoga dành riêng cho bà bầu và tránh các tư thế khó hoặc gây áp lực lên bụng nhé.

Thời điểm tốt nhất để bắt đầu tập yoga

Thời điểm tốt nhất để bắt đầu tập yoga

Xem thêm: GỢI Ý ĐẶT TÊN CHO CON TRAI ĐẸP NHẤT, MANG ĐẦY Ý NGHĨA NHẤT 2024

3. Các bài tập yoga phù hợp cho bà bầu theo từng giai đoạn

Những giai đoạn khác nhau sẽ có những bài tập yoga cho bà bầu tương ứng sao cho phù hợp nhất đối với từng giai đoạn phát triển của thai kỳ. Cụ thể, CafeMom sẽ giới thiệu trong nội dung dưới đây:

3.1. 3 tháng đầu thai kỳ

Với giai đoạn 3 tháng đầu, cơ thể mẹ bầu trải qua nhiều thay đổi lớn do sự thay đổi của hoocmon, cùng với các triệu chứng như buồn nôn, mệt mỏi và cảm giác khó chịu. Do đó, bài tập yoga trong giai đoạn này cần nhẹ nhàng, chủ yếu tập trung vào hơi thở, thư giãn, và tăng cường lưu thông máu, giúp giảm căng thẳng như:

Tư thế

Lợi ích

Cách thực hiện

Tư thế thư giãn chân tường

Bài tập giúp cải thiện tuần hoàn máu, giảm sưng phù chân và mệt mỏi. Với cách thực hiện

  • Nằm ngửa, đưa hai chân duỗi thẳng tựa vào tường.
  • Thả lỏng tay dọc theo cơ thể hoặc đặt tay lên bụng.
  • Nhắm mắt, hít thở đều và thư giãn trong 5-10 phút.


Tư thế em bé

Giúp thư giãn cơ lưng, giảm đau thắt lưng và giảm căng thẳng

  • Ngồi trên gót chân, đầu gối mở rộng nhẹ.
  • Hạ người về phía trước, đưa trán chạm sàn.
  • Duỗi thẳng hai tay về phía trước hoặc để dọc hai bên cơ thể.
  • Hít thở chậm và sâu trong 5-10 nhịp thở.

Tư thế ngọn núi

Giúp cải thiện tư thế, giữ thăng bằng và thư giãn các nhóm cơ trong cơ thể

  • Đứng thẳng, hai chân mở rộng bằng hông.
  • Hít vào, nâng hai tay lên cao, lòng bàn tay hướng vào nhau.
  • Giữ lưng thẳng, thả lỏng vai.
  • Giữ tư thế trong 5-7 nhịp thở, sau đó hạ tay xuống
Bài tập ở 3 tháng đầu thai kỳ

Bài tập ở 3 tháng đầu thai kỳ

3.2. 3 tháng giữa thai kỳ

Đây cũng là giai đoạn lý tưởng nhất để ứng dụng những bài tập yoga cho bà bầu, giúp cải thiện sức khỏe thể chất, tinh thần và chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ trong . Các bài tập trong giai đoạn này tập trung vào việc tăng cường sức mạnh, mở rộng hông, cải thiện tư thế, và thư giãn. Lưu ý những bài tập nên chỉ khoảng 20-30 phút mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

Tư thế

Lợi ích

Cách thực hiện

Tư thế chiến binh

Tăng độ dẻo dai cho chân, hông và lưng, cải thiện sự thăng bằng.

  • Đứng thẳng, dang rộng hai chân khoảng 1-1,2m.
  • Xoay bàn chân phải ra ngoài 90 độ, bàn chân trái hơi hướng vào trong.
  • Gập đầu gối phải, đưa hai tay ngang vai và mở rộng lòng bàn tay.
  • Giữ tư thế trong 5-7 nhịp thở, sau đó đổi bên.

Tư thế cái ghế

Tăng tính linh hoạt cho cơ đùi, mông và giúp duy trì sự linh hoạt của hông.

  • Đứng thẳng, hai chân mở rộng bằng hông.
  • Hít vào, nâng hai tay lên cao, lòng bàn tay hướng vào nhau.
  • Thở ra, hạ thân xuống như thể đang ngồi vào một chiếc ghế, gập nhẹ đầu gối.
  • Giữ lưng thẳng và hít thở đều trong 5-7 nhịp.

Tư thế mèo - bò

Giảm đau lưng, giúp cột sống linh hoạt và tăng cường lưu thông máu.

  • Quỳ gối và chống hai tay xuống sàn, vai trên cổ tay và hông trên gối.
  • Khi hít vào, ưỡn lưng xuống, nâng đầu và hông lên (tư thế bò).
  • Khi thở ra, cong lưng lên, cúi đầu và co bụng lại (tư thế mèo).
  • Lặp lại 5-7 lần theo nhịp thở.

3.3. 3 tháng cuối thai kỳ

Yoga cho bà bầu trong giai đoạn này chủ yếu tập trung vào việc tăng cường linh hoạt cơ hông, giảm áp lực lên cột sống và tăng cường sự dẻo dai cho quá trình chuyển dạ.

Tư thế em bé mở rộng

Giúp giảm căng thẳng vùng hông, thư giãn lưng và chuẩn bị mở rộng cho quá trình sinh nở.

  • Ngồi trên gót chân, mở đầu gối rộng hơn vai.
  • Cúi người về phía trước, duỗi tay thẳng ra trước, đặt trán xuống sàn.
  • Hít thở đều và giữ tư thế trong 5-7 nhịp thở.

Tư thế tựa tường

Tăng cường sức mạnh cho chân, giúp giảm phù chân và tăng sự linh hoạt của hông.

  • Đứng dựa lưng vào tường, hai chân mở rộng bằng hông và cách tường khoảng 30cm.
  • Hạ thấp người như thể đang ngồi trên ghế, đầu gối không vượt quá mũi chân.
  • Giữ trong 5-7 nhịp thở, sau đó trở về tư thế ban đầu.

Tư thế bươm bướm

Giúp mở hông, giảm áp lực vùng lưng dưới và chuẩn bị cơ thể cho quá trình sinh nở.

  • Ngồi thẳng, hai lòng bàn chân áp vào nhau, đầu gối mở rộng sang hai bên.
  • Dùng tay giữ hai bàn chân, nhẹ nhàng kéo sát vào cơ thể.
  • Hít thở đều và giữ tư thế trong 5-7 nhịp thở.

Xem thêm: NHỮNG MỐC LỊCH KHÁM THAI ĐỊNH KỲ MÀ MẸ BẦU KHÔNG NÊN BỎ LỠ

4. Cường độ tập yoga cho bà bầu như thế nào là phù hợp?

Khi tập yoga trong thai kỳ, mẹ bầu cần chú ý đến cường độ luyện tập để vừa đảm bảo hiệu quả, vừa an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Mẹ bầu cần tập vừa sức, không cố gắng quá mức thực hiện một động tác hay bài tập nào đó.

Nhiều chuyên gia khuyên chỉ nên tập 20-30 phút mỗi ngày và có thể tập 3-4 buổi mỗi tuần là đủ để các bài tập yoga cho bà bầu có hiệu quả nhất. Mẹ bầu nên duy trì cường độ tập nhẹ nhàng đến trung bình và tập trung vào hơi thở, thư giãn thay vì sức mạnh hay chinh phục độ khó của những bài tập. Hãy lắng nghe cơ thể là yếu tố quan trọng nhất, không cần ép buộc bản thân tập quá mức so với sức lực.

Trong quá trình tập nếu mom khi cảm thấy mệt mỏi, khó chịu hoặc chóng mặt, cần nghỉ ngơi ngay lập tức và liên hệ với bác sĩ nếu xuất hiện những triệu chứng như

  • Đau bụng dưới, chóng mặt hoặc khó thở.
  • Xuất hiện các dấu hiệu chuyển dạ sớm như co thắt mạnh.
  • Phù chân tay quá mức hoặc nhức mỏi nghiêm trọng
Lưu ý cường độ tập yoga cho bà bầu

Lưu ý cường độ tập yoga cho bà bầu

5. Lưu ý quan trọng khi tập yoga dành cho mẹ bầu

Yoga cho bà bầu là một trong những phương pháp được nhiều chuyên gia và bác sỹ áp dụng để mẹ có một thai kỳ thật khoẻ mạnh. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, cần tuân thủ một số lưu ý dưới đây:​

  • Tránh các tư thế nguy hiểm: Những tư thế nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ như nằm ngửa quá lâu trong 3 tháng cuối vì dễ gây chèn ép tĩnh mạch, ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn gây ra biểu hiện khó thở. Tránh các tư thế xoay vặn mạnh phần bụng, nhảy, hoặc giữ thăng bằng trên một chân để giảm nguy cơ té ngã. Tránh các bài tập tăng áp lực lên bụng dưới hoặc đòi hỏi nâng lên đặt xuống quá mức.
  • Mẹ bầu cần bổ sung nước đầy đủ trước, trong và sau buổi tập để tránh mất nước, nhất là trong thời tiết nóng. Nên chọn quần áo thoải mái, co giãn tốt để dễ vận động và đặc biệt là chất liệu thấm hút tốt.
  • Có thể nên tham gia lớp yoga dành riêng cho mẹ bầu hoặc tập với huấn luyện viên có kinh nghiệm hướng dẫn thai phụ, để có thể vừa tập được những bài tập đúng, dưới sự sự giám sát chặt chẽ tránh được những chấn thương không đáng có.
Lưu ý quan trọng khi tập yoga dành cho mẹ bầu

Lưu ý quan trọng khi tập yoga dành cho mẹ bầu

Xem thêm: TOP 10 APP THEO DÕI THAI KỲ TỐT NHẤT HIỆN NAY MÀ BÀ BẦU NÊN BIẾT

6. Kết bài

Trên đây là những chia sẻ của CafeMom về yoga cho bà bầu. Việc tập luyện yoga giúp tăng cường sức mạnh, cải thiện độ linh hoạt và hỗ trợ giảm đau lưng, chuột rút, hỗ trợ rất tốt cho một thai kỳ khỏe mạnh và chuyển dạ nhanh chóng.

Các bài viết cùng chủ đề
Unlock Your Power 2024: Hành trình chuyển hóa con người, nâng tầm tổ chức
Chuỗi thử thách Unlock Your Power đã trở thành sự kiện thường niên mang lại ý nghĩa tích cực với tập thể HBR Holdings và đội ngũ n...
Unlock Your Power: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp để phát triển bền vững
Với nhiều hoạt động trải nghiệm hấp dẫn, chương trình Unlock Your Power mang lại cơ hội để mỗi cá nhân, doanh nghiệp bứt phá mạnh...
HBR Holdings: Tổ chức luôn chú trọng rèn luyện năng lực cốt lõi
Chuỗi thử thách thường niên Unlock Your Power đã trở thành “cú hích” mang ý nghĩa tích cực, truyền cảm hứng để đội ngũ nhân sự khô...

Đăng ký nhận tin