BỎ TÚI MẸO DỌN DẸP NHÀ CỬA GỌN GÀNG, NHANH CHÓNG VÀ THƠM NGÁT

Dọn dẹp nhà cửa như nào để luôn sạch sẽ thơm ngát? Là một trong những băn khoăn và thắc mắc của nhiều người nhất là với chị em phụ nữ. Hiểu được nỗi lòng đó,Cafe Mom sẽ cùng nhau tìm hiểu những mẹo dọn dẹp nhà cửa nhanh chóng, gọn gàng.

1. Bí quyết dọn dẹp nhà cửa đối với từng khu vực trong nhà

Các phương pháp dọn dẹp nhà cửa sẽ có những điểm lưu ý và khác nhau giữa từng khu vực trong nhà với từng tính năng riêng.

1.1 Dọn dẹp nhà cửa theo một trình tự và kế hoạch cụ thể 

Trước khi bắt tay vào dọn dẹp nhà cửa, bạn hãy đi xác định phạm vi dọn dẹp ở những khu vực nào trong nhà cần dọn dẹp, bao gồm phòng khách, phòng ngủ, nhà bếp, phòng tắm, hành lang, và những khu vực phụ khác nếu có.
Sau khi lập kế hoạch dọn dẹp nhà cửa, việc thực hiện tuần tự từ công việc đầu tiên và hoàn tất từng phòng trước khi chuyển sang phòng khác giúp bạn tiết kiệm thời gian, cảm thấy hài lòng và bớt căng thẳng hơn khi thấy căn phòng sạch sẽ, thơm tho.

Hơn hết là khi có trình tự và kế hoặc đầy đủ, bạn dễ dàng chuẩn bị đủ các dụng cụ làm sạch như khăn lau, cây lau nhà, chất tẩy rửa, máy hút bụi, chổi, không cần phải ngừng việc để đi tìm rất dễ chán nản và bỏ cuộc. Hãy tạo ra không gian thoải mái bằng việc bật 1 list nhạc bạn yêu thích và cuốn theo giai điệu quen thuộc để việc dọn nhà sẽ bớt nhàm chán hơn.

Những thói quen hàng ngày giúp nhà gọn gàng

Dọn dẹp nhà cửa theo kế hoạch

1.2 Bỏ những đồ đạc không cần thiết

Mỗi lần dọn nhà, bạn hãy kiểm tra và loại bỏ những vật dụng không còn sử dụng hoặc không cần thiết như quần áo cũ của trẻ không còn sử dụng được, đồ trang trí, sách báo cũ, và các thiết bị điện tử không còn hoạt động. Loại bỏ được chúng sẽ giúp nhà gọn và gọn gàng và hạn chế được những loài côn trùng như gián, chuột. Khi mua sắm đồ mới, hãy nghĩ đến việc bạn cần phải loại bỏ một món đồ cũ để tránh tích tụ đồ đạc là một mẹo khá hay bạn có thể áp dụng.

1.3 Chăm sóc vật nuôi đúng cách

Nếu bạn có vật nuôi, hãy vệ sinh chúng thường xuyên để giảm rụng lông và bụi bẩn trong nhà. Dùng máy hút bụi chuyên dụng để làm sạch lông thú cưng rụng trên thảm và các đồ dùng như sofa,... Bạn có thể đưa vật nuôi đến spa định kỳ để tắm và vệ sinh, điều này giúp hạn chế rụng lông của chúng.

1.4 Kiểm tra và bảo trì thiết bị

Những thiết bị thường xuyên hoạt động như điều hoà, máy lọc không khí,... tích tụ rất nhiều bụi mịn và những chất độc hại khác. Bảo trì định kỳ để chúng hoạt động hiệu quả và không làm tăng lượng bụi trong nhà. Bạn có thể đặt lịch vệ sinh tổng quát cho đồ dùng điện tử cả nhà định kỳ trên các ứng dụng giúp việc vừa sạch sẽ vừa giúp bạn tiết kiệm được kha khá tiền. 

1.5 Những bí quyết dọn dẹp phòng khách sạch sẽ

Phòng khách là không gia sinh hoạt chung của các thành viên trong gia đình, nơi mà trẻ thường xuyên vui chơi, nô đùa nên không tránh khỏi được vị trí đồ đạc không ngăn nắp hay dính nhiều vết bẩn, bụi bặm. Vì vậy, bạn có thể dọn dẹp phòng khách nhanh chóng bằng các mẹo sau:

  • Bắt đầu bằng việc thu gọn tất cả các đồ vật không thuộc về phòng khách như quần áo, đồ chơi, sách báo, v.v. Đặt chúng về đúng vị trí hoặc cất vào các hộp lưu trữ. Bạn có thể nhờ con giúp những hoạt động này vừa tiết kiệm được thời gian mà còn giúp con xây dựng thói quen làm việc nhà.
  • Bạn có thể giấu đi những thứ nhỏ nhặt bằng việc sử dụng hộp, giỏ đựng hoặc khay để giữ các vật dụng nhỏ như điều khiển ti vi, tạp chí, sách hoặc sạc điện thoại trông phòng khách sẽ gọn gàng và sạch đẹp hơn đó.
  • Giặt đệm ghế sofa và thảm thường xuyên bằng như nước rửa chén, giấm, bột giặt, hay baking soda: Đây là những chỗ chứa nhiều vi khuẩn và bụi bẩn, nếu bạn không giặt chúng thường xuyên sẽ tạo cảm giác ẩm mốc và và mùi hương không mấy dễ chịu.
  • Tạo hương thơm dễ chịu: Sử dụng nến thơm, máy khuếch tán tinh dầu hoặc xịt phòng để tạo hương thơm dễ chịu cho phòng khách. Nhớ là nên dùng những loại tinh dầu 

1.6 Duy trì sự ngăn nắp lâu dài

Để nhà cửa luôn sạch sẽ bạn cần duy trì sự ngăn nắp lâu dài. Ví dụ như sau mỗi hoạt động như nấu ăn, đọc sách, hoặc sử dụng phòng tắm, hãy dọn dẹp ngay thay vì để đến cuối ngày hoặc là buổi dọn tổng thể vào cuối tuần. Điều này giúp giữ nhà cửa luôn gọn gàng và sạch sẽ luôn và mỗi thành viên trong gia đình tham gia dọn dẹp, mỗi người một phần việc nhỏ sẽ giúp công việc hoàn thành nhanh hơn và nhẹ nhàng hơn.

1.7 Làm sạch bằng nguyên liệu tự nhiên

Làm sạch nhà cửa bằng nguyên liệu tự nhiên không chỉ an toàn cho sức khỏe mà còn rất thân thiện và an toàn cho trẻ nhỏ. Dưới đây là một số cách làm sạch hiệu quả bằng các nguyên liệu tự nhiên:

  • Giấm trắng: Bạn có thể pha loãng giấm trắng với nước theo tỷ lệ 1:1 để làm sạch vết bẩn và làm cho kính sáng bóng, khử mùi trong tủ lạnh, lò vi sóng hoặc trên bề mặt bếp,  tẩy các vết cặn bẩn, vết ố trên vòi nước, bồn rửa hoặc ấm đun nước,...đem lại hiệu quả ngay trong lần đầu tiên sử dụng.
  • Chanh tươi: Nước chanh tươi có thể được dùng để làm sạch các vết bẩn trên bề mặt bếp, thớt gỗ, hoặc các thiết bị nhà bếp. Axit trong chanh giúp tẩy trắng tự nhiên và khử mùi hôi và làm các đồ dùng bếp bằng inox sáng bóng trở lại.
  • Nước nóng:  Nước nóng pha với giấm hoặc tinh dầu có thể dùng để lau sàn nhà, giúp loại bỏ bụi bẩn và làm sạch sâu hơn hoặc có thể loại bỏ dầu mỡ và làm thông cống nhưng cũng nên hạn chế cách này để tránh làm hỏng đường ống nước nhé!

2. Những thói quen hàng ngày giúp nhà cửa luôn sạch sẽ, thoáng mát

Để không cần phải dọn dẹp thường xuyên, những thói quen nhỏ hàng ngày sẽ giúp bạn giảm bớt thời gian và công sức dọn dẹp nhà cửa. Bạn có thể tham khảo những thói quen sau:

2.1 Giặt giũ định kỳ

Thường xuyên giặt chăn, ga, gối giúp loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn, giữ cho phòng ngủ luôn thơm tho và thoáng mát. Chú ý bạn nên giặt gối, vỏ ga riêng và các vỏ gối sofa hay thảm bạn nên giặt tay để tránh lây vi khuẩn chéo khi giặt chung lồng giặt với quần áo thường nhé. 

2.2 Phân loại đồ ngay sau khi giặt

Việc phân loại đồ sau khi giặt để treo, gấp, và ủi là cách hiệu quả để sắp xếp quần áo một cách dễ dàng hơn và quần áo được sạch sẽ thơm tho, ít bị nhăn. Đối với những món đồ có chất vải dễ bị nhăn, bạn có thể chọn cách treo hầu hết các loại váy và những món đồ đó, giúp việc gấp và ủi những món còn lại trở nên nhanh chóng, chỉ mất khoảng 15-20 phút. Sử dụng giỏ hoặc hộp ở những vị trí dễ thấy trong tủ quần áo để đựng những vật dụng nhỏ như tất, quần chip,... giúp tránh tình trạng đồ đạc bừa bộn.

Những thói quen hàng ngày giúp nhà gọn gàng

Những thói quen hàng ngày giúp nhà gọn gàng

2.3 Xử lý rác thải hàng ngày

 Đổ rác hàng ngày, đặc biệt là rác nhà bếp và nhà tắm, để tránh mùi hôi và giữ cho nhà cửa luôn sạch sẽ. Còn đối với những rác có thể tái chế bạn nên rửa sạch, đóng chặt và để vào thùng đựng hay túi đựng sẻ giúp việc xử lý chúng trở nên dễ dàng và gọn gàng hơn và tránh được những mối mọt, các loài gặm nhấm - những loài vật rất nhạy với mùi đồ ăn.

2.4 Sử dụng công nghệ giúp dọn dẹp nhà

Sử dụng công nghệ cũng giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức như robot hút bụi, máy lọc không khí hay máy rửa bát,... Robot hút bụi có thể tự động di chuyển và làm sạch sàn nhà, bao gồm cả việc hút bụi, lau sàn cùng một lúc. Hay máy rửa bát giúp bạn rửa sạch chén đĩa và sấy khô sạch sẽ chỉ bằng 1 nút bấm. Nhiều mẫu máy còn có chế độ tiết kiệm nước và điện, giúp tối ưu hóa việc sử dụng điện. Các công nghệ hiện đại hiện nay có thể được điều khiển từ xa thông qua ứng dụng trên điện thoại, cho phép bạn bắt đầu hoặc dừng hoạt động dù bạn đang ở bất kỳ đâu.

2.5 Quy định chỗ cất cố định cho các đồ vật

Quy định chỗ cất cố định cho các đồ vật và việc trả chúng về đúng chỗ sau khi sử dụng giúp bạn không cần phải đi tìm đồ dùng khi cần hoặc phải mất nhiều thời gian dọn dẹp. Quy định này giúp hình thành thói quen ngăn nắp cho tất cả các thành viên trong gia đình, đặc biệt là các bé. Phân loại và quy định vị trí cho từng loại đồ vật theo từng khu vực trong nhà như:  

  • Vật dụng hàng ngày: Chọn những vị trí dễ tiếp cận cho các đồ dùng thường xuyên sử dụng, chẳng hạn như điều khiển TV, chìa khóa, và điện thoại di động.
  • Đồ dùng nhà bếp: Đặt các dụng cụ nấu nướng, gia vị, và bát đĩa gần nơi bạn thường sử dụng nhất. Ví dụ, treo nồi, chảo gần bếp nấu và đặt dao kéo gần khu vực chế biến.
  • Đồ dùng văn phòng, học tập: Sắp xếp sách vở, bút, giấy tờ trong các ngăn kệ hoặc hộp lưu trữ ở bàn học hoặc bàn làm việc.
  • Đồ chơi trẻ em: Dùng hộp hoặc giỏ để cất đồ chơi, và đặt chúng ở những vị trí dễ tiếp cận để trẻ có thể tự lấy và cất đi sau khi chơi.
Quy định chỗ cất cố định cho các đồ vật

Quy định chỗ cất cố định cho các đồ vật

2.6 Đừng bao giờ "rời khỏi phòng tay không"

Nghe có vẻ quy tắc này hơi lạ đối với nhiều người nhưng lại mang lại rất nhiều hiệu quả. Khi di chuyển từ khu vực này sang khu vực khác hãy cầm theo những đồ dùng và trả chúng về đúng vị trí. Như vậy, bạn vừa tiết kiệm được khoảng thời gian dọn lại mà vừa 1 công đôi việc. 

Ví dụ: khi bạn từ phòng khách đi ra, nếu thấy một chiếc cốc trên bàn, bạn có thể mang nó vào bếp và rửa chúng. Hoặc nếu thấy một chiếc áo khoác để trên ghế, hãy mang nó về phòng ngủ. Cứ như vậy, từng chút một, bạn sẽ giữ cho ngôi nhà luôn gọn gàng mà không cần phải dành nguyên một ngày để dọn dẹp.

3. Kết luận

Bài viết trên đây là những chia sẻ của Cafe Mom về những mẹo dọn dẹp nhà cửa để luôn sạch bong sáng bóng. Thử áp dụng nguyên tắc này trong cuộc sống hàng ngày của bạn và sẽ thấy sự khác biệt rõ rệt! Đừng bỏ lỡ những bài viết và kiến thức hay được chia sẻ ở trang web Cafe Mom nhé!

Các bài viết cùng chủ đề

Đăng ký nhận tin