Tuổi dậy thì là giai đoạn quan trọng đối với mỗi con người bởi nó sẽ quyết định tính cách và sự thành công trong tương lai. Vậy có cách dạy con tuổi dậy thì nào vừa khéo léo dạy dỗ vừa có thể là bạn đồng hành tri kỷ của con? Tất cả điều đó sẽ được bật mí trong bài viết của Cafe Mom hôm nay.
1. Cách dạy con tuổi dậy thì: Thay đổi về mặt sinh lý
Cách dạy con tuổi dậy thì về sự thay đổi sinh lý là một quá trình quan trọng, đòi hỏi sự nhạy cảm và thấu hiểu từ phía cha mẹ. Cha mẹ nên giải thích về sự thay đổi cơ thể ngay từ sớm trước khi các thay đổi sinh lý xảy ra, bắt đầu giải thích với con về quá trình dậy thì và những thay đổi cơ thể mà con sẽ trải qua bằng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu và phù hợp với độ tuổi của trẻ như tăng trưởng chiều cao, sự phát triển của ngực (ở con gái), sự thay đổi giọng nói (ở con trai), mụn trứng cá, và sự phát triển lông tóc,...
Và đây cũng là thời điểm thích hợp để giáo dục về giới tính, bao gồm cả kiến thức về sự sinh sản, tình dục an toàn, và các mối quan hệ lành mạnh là hành trang bảo vệ mình trong quá trình trưởng thành. Dạy con về tầm quan trọng của việc duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và thường xuyên vận động để hỗ trợ sự phát triển cơ thể trong giai đoạn dậy thì.
Cách dạy con tuổi dậy thì là chia sẻ những thay đổi về mặt sinh lý
2. Cách dạy con tuổi dậy thì: Tiêu chuẩn đặt ra với con
Cách dạy con tuổi dậy thì là việc đặt ra những tiêu chuẩn và khuôn khổ hợp lý, nhất quán là điều rất quan trọng để giúp trẻ phát triển một cách tự tin, có trách nhiệm và độc lập và dễ dàng cho bố mẹ giáo dục con cái. Những tiêu chuẩn rõ ràng trong từng khí cạnh của đời sống như:
- Học tập: Khuyến khích con đặt ra các mục tiêu học tập rõ ràng, như điểm số mong muốn, tham gia các hoạt động ngoại khóa, hoặc cải thiện kỹ năng cụ thể. Vừa là mục tiêu để con cố gắng và chịu trách nhiệm với sự nghiệp và cuộc đời của mình
- Hành vi: Nuôi dưỡng đạo đức, như sự công bằng, lòng nhân ái, biết chia sẻ và giúp đỡ người khác. Đây là những giá trị cốt lõi giúp trẻ trở thành người có trách nhiệm và đáng tin cậy. Điều này cũng giúp con tránh xa những tệ nạn xã hội, thói xấu bị bạn bè lôi kéo khi đã biết cân nhắc hậu quả và chọn lựa những hành động phù hợp.
- Công nghệ: Đặt ra quy tắc về thời gian sử dụng điện thoại, máy tính và các thiết bị điện tử, đồng thời giáo dục con về những nguy cơ tiềm ẩn trên internet. Giáo dục con tránh xa những nội dung không lành mạnh, những ấn phẩm đồi truỵ sẽ ảnh hưởng lớn đến tâm lý và sinh lý của con sau này.
Tiêu chuẩn đặt ra với con
3. Lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của con
Việc xây dựng mối quan hệ tin cậy và gắn kết giữa cha mẹ và con cái, đặc biệt trong giai đoạn tuổi dậy thì hết sức quan trọng vì trong giai đoạn này rẻ bắt đầu phát triển tư duy độc lập, có những suy nghĩ, mong muốn và lo lắng riêng, nhạy cảm với nhiều tình huống trong cuộc sống. Việc cha mẹ lắng nghe không chỉ giúp hiểu rõ hơn về con mà còn tạo điều kiện để con cảm thấy được yêu thương, tôn trọng và ủng hộ.
Cách dạy con tuổi dậy thì ba mẹ nên tạo không gian thoải mái để con cảm thấy thoải mái khi chia sẻ. Không ép buộc những khuôn mẫu, kinh nghiệm từ ngày xưa để đánh giá, so sánh khi khuyên nhủ con. Đôi khi, việc con tự suy nghĩ và tìm ra giải pháp là cách tốt nhất để học hỏi và tích lũy kinh nghiệm. Cha mẹ chỉ nên đóng vai trò hướng dẫn thay vì can thiệp quá sâu.
Hãy tạo thói quen trò chuyện với con mỗi ngày, không chỉ khi có vấn đề lớn xảy ra. Những cuộc trò chuyện nhỏ hàng ngày giúp xây dựng mối quan hệ bền chặt và mở ra cơ hội để con chia sẻ nhiều hơn.
4. Nguyên tắc dành cho cha mẹ
Thiết lập các tiêu chuẩn cho con là quan trọng, nhưng cha mẹ cũng cần đặt ra những nguyên tắc cho chính mình để chuẩn bị đối mặt với các tình huống phát sinh. Kiểm soát cảm xúc và tránh mất bình tĩnh khi con mắc lỗi là điều cần thiết, bởi mỗi đứa trẻ đều có cá tính và suy nghĩ riêng, đặc biệt trong giai đoạn dậy thì.
Con cái đang trong quá trình chuyển từ trẻ con sang giai đoạn trưởng thành, với những suy nghĩ và hành động đôi khi thiếu chín chắn. Điều này có thể khiến bạn dễ nổi nóng và trách mắng con. Vì vậy, giữ bình tĩnh và có cách ứng xử khéo léo là điều quan trọng trong thời điểm này. Bằng cách cùng con thảo luận, phân tích để nhận ra sai lầm, chính sự dịu dàng và tình yêu thương của cha mẹ giúp cảm hóa con dễ dàng hơn, cũng là một cách dạy con tuổi dậy thì khôn ngoan.
Nguyên tắc dành cho cha mẹ
5. Cùng con trải nghiệm hoạt động xã hội
Cùng con tham gia các hoạt động xã hội là một cách tuyệt vời để kết nối, học hỏi và phát triển kỹ năng sống. Những trải nghiệm này không chỉ giúp trẻ mở rộng tầm nhìn mà còn rèn luyện tinh thần trách nhiệm và lòng nhân ái. Khi cùng con tham gia các hoạt động như tình nguyện, tham gia các sự kiện cộng đồng, hoặc các hoạt động ngoại khóa, cắm trại, cũng là những cơ hội tuyệt vời ba mẹ có thể hướng dẫn con về giao tiếp và cách ứng xử với mọi người xung quanh và cách phối hợp làm việc nhóm như thế nào?,...
Thông qua những hoạt động này, trẻ sẽ được nuôi dưỡng về mặt tình cảm, phát triển đạo đức và nhân cách; đồng thời khơi dậy tình yêu thương, sự chia sẻ, và mong muốn giúp đỡ những người xung quanh. Trẻ sẽ học cách trân trọng những gì mình đang có và nhận ra rằng cuộc sống hiện tại của mình may mắn hơn rất nhiều so với nhiều người khác trong xã hội khi tham gia vào các hoạt động như quyên góp giấy, sách vở cũ cho những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, chăm sóc trẻ mồ côi, hoặc hỗ trợ người vô gia cư,...
6. Là người bạn đồng hành cùng con
Cách dạy con tuổi dậy thì là trở thành người bạn đồng hành cùng con là một điều đáng quý của hành trình làm cha mẹ, đồng hành với vai trò là người hướng dẫn, người lắng nghe, chia sẻ và thấu hiểu con khi con bước qua từng bước ngoặt lớn của cuộc đời.
Làm bạn đồng hành với con có nghĩa là bạn sẵn sàng lắng nghe những suy nghĩ, cảm xúc, và cả những lo lắng của con mà không phán xét. Điều này giúp trẻ cảm thấy được tôn trọng và tự tin hơn khi chia sẻ mọi điều với bạn như chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống hàng ngày, từ chuyện học hành, bạn bè đến cả những cảm xúc về tình yêu tuổi trẻ. Trong những cuộc trò chuyện này, cha mẹ có thể khéo léo đưa ra lời khuyên hữu ích khi con gặp khó khăn, đồng thời giáo dục con về tình yêu, tình dục và cách tự bảo vệ bản thân,... để con luôn cảm thấy an toàn vì biết rằng luôn có ba mẹ là hậu phương vững chắc ở phía sau con.
Là người bạn đồng hành cùng con
7. Dạy con suy nghĩ theo hướng tích cực
Trong độ tuổi dậy thì khi mà con có nhiều sự chuyển biến và thay đổi về cả thể chất và tinh thần nên không thể tránh khỏi những suy nghĩ tiêu cực đối với một vài sự vật, hiện tượng xảy ra xung quanh con. Cha mẹ có thể khuyến khích con nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau, đặc biệt là tìm kiếm những điểm tích cực ngay cả khi xảy ra những tình huống khó khăn nhất.
Ngoài ra, cha mẹ nên làm gương cho con bằng cách thể hiện tinh thần lạc quan, tích cực trong những hành động và suy nghĩ. Khi trẻ thấy cha mẹ giữ thái độ tích cực trước khó khăn, con sẽ nhìn thấy và bắt chước những hành vi tiêu cực đó.
Khi con gặp trở ngại, thay vì chỉ tập trung vào vấn đề đúng hay sai hoặc thành công hay thất bại, cha mẹ có thể thảo luận với con về những giải pháp và lối đi đúng đắn, động viên con mỗi thử thách đều là cơ hội để học hỏi và trưởng thành. Việc lắng nghe con một cách kiên nhẫn và đồng cảm cũng rất quan trọng, bởi điều này giúp trẻ cảm thấy được vỗ về an ủi.
8. Để cho con theo đuổi ước mơ của mình
Được sống với đúng ước mơ và mong muốn của mình là điều mà bất kỳ ai cũng mong muốn. Trước hết, việc lắng nghe, thấu hiểu và tôn trọng những ước mơ của con là bước đầu quan trọng trong việc tạo điều kiện cho trẻ phát triển, xây dựng những viên gạch đầu tiên cho quá trình định hướng nghề nghiệp cho con. Thay vì áp đặt suy nghĩ hoặc mong muốn của mình lên con, cha mẹ nên khuyến khích con khám phá và theo đuổi đam mê của mình bằng việc tạo ra nhiều trải nghiệm thực tế.
Cách dạy con tuổi dậy thì là hỗ trợ con theo đuổi đam me bằng cách cung cấp các công cụ, kiến thức và môi trường cần thiết để con có thể phát triển ước mơ, hơn hết giúp con nhận thức rõ ràng về những thách thức khi theo đuổi chúng và nên tạo ra một không gian cởi mở để con có thể chia sẻ những cảm nhận riêng khi tiếp cận chúng. Điều này không chỉ giúp con cảm thấy được hỗ trợ mà còn giúp cha mẹ giữ vai trò là người đồng hành, sẵn sàng cung cấp lời khuyên và động viên khi con cần. Bằng cách này, con sẽ tự tin hơn trong việc theo đuổi ước mơ của mình và phát triển thành một người có bản lĩnh và trách nhiệm.
Để cho con theo đuổi ước mơ của mình
9. Tạo điều kiện cho trẻ được tự lập
Ở lứa tuổi dậy thì, trẻ thường có xu hướng muốn khẳng định sự tự chủ và thể hiện ý kiến cá nhân. Đây là giai đoạn quan trọng khi con bắt đầu tìm kiếm sự độc lập và muốn tự đưa ra các quyết định của mình. Cha mẹ cũng nên khuyến khích trẻ đưa ra quyết định và giải quyết vấn đề của mình. Khi con gặp khó khăn, thay vì giải quyết thay con, hãy cùng con thảo luận để tìm ra giải pháp. Điều này giúp trẻ học cách suy nghĩ độc lập và chịu trách nhiệm về hành động của mình.
Xây dựng sự tự lập từ ngay các hoạt động đời sống hàng ngày như lựa chọn quần áo mình thích, sắp xếp phòng riêng, hoặc chọn bộ môn yêu thích. Những hành động này không chỉ giúp trẻ cảm thấy có trách nhiệm mà còn rèn luyện khả năng tự quản lý và ra quyết định ngay từ bé.
Cuối cùng, hãy luôn động viên và tin tưởng vào khả năng của con. Khi trẻ cảm thấy được tin tưởng, con sẽ tự tin hơn trong việc thực hiện các nhiệm vụ và quyết định của mình. Tự lập không chỉ giúp trẻ phát triển kỹ năng cá nhân mà còn là bước đệm quan trọng để trẻ trở thành một người trưởng thành có trách nhiệm và tự chủ.
10. Dạy cho trẻ sử dụng tài chính một cách đúng đắn
Dạy trẻ sử dụng tài chính một cách đúng đắn là một kỹ năng quan trọng giúp trẻ trưởng thành và quản lý tài chính hiệu quả trong tương lai. Một số bậc phụ huynh lo lắng rằng việc cho con tiêu tiền quá sớm có thể dẫn đến việc trẻ hư hỏng, nhưng thực tế, việc hướng dẫn trẻ sử dụng tiền một cách hợp lý từ sớm có thể mang lại nhiều lợi ích. Thay vì hoàn toàn cấm đoán, cha mẹ có thể cho con một khoản tiền nhỏ vừa đủ để bắt đầu làm quen với việc quản lý tài chính.
Bắt đầu từ những khái niệm cơ bản về tiền, như cách kiếm tiền, giá trị của đồng tiền và tầm quan trọng của việc quản lý chi tiêu. Dạy trẻ hiểu rằng tiền không phải là thứ tự nhiên có sẵn mà là kết quả của công việc và nỗ lực.
Ngoài ra, khuyến khích con tiết kiệm như nuôi heo đất cũng là một cách tuyệt vời để trẻ hiểu rõ hơn về giá trị của việc tiết kiệm. Bạn có thể cùng con thiết lập các mục tiêu tiết kiệm, chẳng hạn như quyên góp mua sách, tập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Điều này không chỉ giúp trẻ phát triển thói quen tiết kiệm mà còn nuôi dưỡng lòng nhân ái và ý thức cộng đồng.
Bài viết trên Cafe Mom đã chia sẻ những cách dạy con tuổi dậy thì một cách khéo léo. Tuổi dậy thì là khoảng thời gian quan trọng để định hình tính cách và con đường sự nghiệp tương lai của con, vì vậy, bố mẹ nên chú ý quan tâm con trong khoảng thời gian này. Đừng bỏ lỡ những kiến thức nuôi dạy con siêu hay tại trang chủ của chúng tôi nhé!